THÔNG TƯ 24/2014/TT-BLĐTBXH SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 21/2012/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/11/2014

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 24/2014/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2014

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2012/TT-BLĐTBXH NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm

1. Khoản 1, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tiêu chí: thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cụ thể:

a) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

b) Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo;

+ Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.

c) Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

d) Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

đ) Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo, có ít nhất một thành viên trong hộ còn khả năng lao động.

e) Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động.”

2. Mục a, Khoản 2, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Những điểm cần lưu ý:

– Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua;

– Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất…).”

3. Một số nội dung tại Phụ lục 7 (Phiếu C) được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Cột 7, Mục 7 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng thuộc chính sách người có công”

b) Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội”

c) Nội dung mã quy định tại Cột 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật”.

4. Khoản 5, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Phân loại các đối tượng hộ nghèo như sau:

a) Hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo, hộ nghèo mới.

b) Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.

c) Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công; hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.”

5. Mục c, Khoản 1, Điều 5, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Công nhận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.”

6. Điều 6, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 6. Thời điểm điều tra và chế độ báo cáo

1. Thời điểm tổ chức điều tra: Tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện từ ngày 01 tháng 09 hàng năm.

2. Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm do các yếu tố như tai nạn, rủi ro, ốm đau bệnh tật… cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:

a) Hộ gia đình có phát sinh khó khăn trong năm có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Mẫu số 1).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban giảm nghèo xã tổ chức thẩm định đề nghị của các hộ gia đình theo đúng các trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư này (bao gồm nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình, điều tra thu nhập, tổ chức bình xét tại cộng đồng dân cư); tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh của xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời gian thẩm định và xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh không quá 30 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị của hộ gia đình.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm; hàng quý báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Chế độ báo cáo

a) Thời điểm báo cáo:

– Báo cáo sơ bộ gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

– Chậm nhất đến ngày 15 tháng 01 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo chính thức kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, ban hành Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc.

b) Nội dung báo cáo:

– Công văn báo cáo/Quyết định phê duyệt.

– Hệ thống các bảng biểu, phụ lục chi tiết:

+ Phụ lục Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo (theo Mẫu số 2);

+ Phụ lục Kết quả điều tra, rà soát hộ cận nghèo (theo Mẫu số 3);

+ Phụ lục Tổng hợp phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng (theo Mẫu số 4);

+ Phụ lục Tổng hợp phân tích các nguyên nhân nghèo trên địa bàn (theo Mẫu số 5).”.

Điều 2. Khoản 1, Điều 2; Mục a, Khoản 2, Điều 4; Khoản 5, Điều 4; Mục c, Khoản 1, Điều 5; Điều 6; Cột 7, Mục 7; Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ tại Phụ lục 7 (Phiếu C); Nội dung mã quy định tại cột 8 tại Phụ lục 7 (Phiếu C) và các Phụ lục số 8, 9, 10 của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
– Công báo;
– Website: Chính phủ, Bộ LĐTBXH;
– Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
– Lưu: VT, Cục BTXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trọng Đàm

 

Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT BỔ SUNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ……………………….

 

Họ và tên: ……………………………………………………….., Giới tính: □ Nam, □ Nữ

Sinh ngày…………. tháng ………. năm …………, Dân tộc: ………..

Số CMTND: …………………………. Nơi cấp: …………………. Ngày cấp: …../…../20……

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ

(Vợ, chồng, con…)

Nghề nghiệp

01

02

03

Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo/hộ cận nghèo: …………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận của trưởng thôn/ấp:

(Xác minh thông tin về hộ gia đình, đề xuất UBND xã tiếp nhận, xử lý)

……….., ngày …… tháng …… năm 20….

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Xác nhận của UBND cấp xã:

(Tiếp nhận, xử lý đề nghị)

 

 

TM. UBND xã …………………..

(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO NĂM ….. CẤP XÃ/HUYỆN/TỈNH

(Kèm theo Công văn/Quyết định số …./…. ngày ….. tháng ….. năm 20… của …..)

TT

Thành phố/ Thị xã/ huyện/

Tổng số hộ dân cư

Số hộ nghèo đầu năm

(Theo Quyết định đã phê duyệt của UBND tỉnh)

Diễn biến hộ nghèo trong năm

Số hộ nghèo cuối năm

Số hộ thoát nghèo

Số hộ tái nghèo

Số hộ nghèo phát sinh

Số hộ

Trong đó Hộ DTTS

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ DTTS

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ DTTS

Tỷ lệ %

I

Khu vực thành thị

1

……..

2

……..

3

……..

II

Khu vực nông thôn

4

……..

5

……..

6

……..

7

……..

8

……..

……..

……..

Tổng cộng

Mẫu số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6tháng 9năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ CẬN NGHÈO NĂM ….. CẤP XÃ/HUYỆN/TỈNH

(Kèm theo Công văn/Quyết định số …./…. ngày ….. tháng ….. năm 20… của …..)

TT

Thành phố/ Thị xã/ huyện/

Tổng số hộ dân cư

Số hộ cận nghèo đầu năm

(Theo Quyết định đã phê duyệt của UBND tỉnh)

Diễn biến hộ cận nghèo trong năm

Số hộ cận nghèo cuối năm

Số hộ thoát cận nghèo

Số hộ tái cận nghèo

Số hộ cận nghèo phát sinh

Số hộ

Trong đó Hộ DTTS

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ DTTS

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ DTTS

Tỷ lệ %

I

Khu vực thành thị

1

……..

2

……..

3

……..

II

Khu vực nông thôn

4

……..

5

……..

6

……..

7

……..

8

……..

……..

……..

Tổng cộng

Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày tháng 9năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

BIỂU TỔNG HỢP

Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng

(Kèm theo Công văn/Quyết định số …./…. ngày ….. tháng ….. năm 20… của …..)

TT

Thành phố/ Thị xã/huyện

Tổng số hộ dân cư

Hộ nghèo theo các nhóm đối tượng

Tổng số hộ

Tỷ lệ

Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội

Tỷ lệ

Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo

Tổng số hộ

Tỷ lệ

Trong đó

Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công

Tỷ lệ

Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội

Tỷ lệ

A

B

C

D

E=D/C

F

G=F/C

H

I=H/C

J

K=J/C

L

M=L/C

I

Khu vực thành thị

1

……..

2

……..

3

……..

II

Khu vực nông thôn

4

……..

5

……..

6

……..

……..

……..

Tổng cộng

 

Mẫu số 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6tháng 9năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

BIỂU TỔNG HỢP

Phân tích các nguyên nhân nghèo năm 20…… trên địa bàn cấp xã/huyện/tỉnh.

(Kèm theo Công văn/Quyết định số …./…. ngày ….. tháng ….. năm 20… của …..)

Số TT

Tỉnh (huyện)

Tổng số hộ nghèo

Hộ nghèo do các nguyên nhân nghèo

 Thiếu vốn sản xuất

Thiếu đất canh tác

Thiếu phương tiện sản xuất

Thiếu lao động

 Có lao động nhưng không có việc làm

Không biết cách làm ăn không có tay nghề

Đông người ăn theo

Ốm đau nặng

Mắc tệ nạn xã hội

Chây lười lao động

Nguyên nhân khác

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Số hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

A

Khu vực thành thị

1

……..

1

……..

 3

……..

B

Khu vực nông thôn

4

……..

 …

……..

Tổng số

 

Văn bản này có file đính kèm, bạn phải tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung.

 

THÔNG TƯ 24/2014/TT-BLĐTBXH SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 21/2012/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 24/2014/TT-BLĐTBXH Ngày hiệu lực 01/11/2014
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 02/10/2014
Lĩnh vực Hộ tịch
Ngày ban hành 06/09/2014
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản