QUYẾT ĐỊNH 437/QĐ-TTG VỀ KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC HẠN MỨC VAY NỢ NĂM 2018

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 21/04/2018

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 437/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC HẠN MỨC VAY NỢ NĂM 2018

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 1845/BTC-QLN ngày 12 tháng 2 năm 2018 về việc kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 275.970 tỷ đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng, trong đó:

– Vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng.

– Vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

2. Phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng. Trong đó:

a) Trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng;

b) Trả nợ của các dự án cho vay lại 18.561 tỷ đồng.

3. Phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2018, bao gồm:

a) Hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 24.430 tỷ đồng;

b) Hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa 9.670 tỷ đồng;

c) Hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) của Chính phủ cho các dự án tối đa là 2.000 tỷ đồng;

d) Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD.

đ) Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là tối đa là 5.000 triệu USD; dư nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp cuối năm 2018 không vượt quá số dư vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2017.

4. Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng.

5. Giao Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ đảm bảo theo đúng kế hoạch được giao.

6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Rà soát tình hình thực hiện giải ngân đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký hiệp định còn hiệu lực thi hành có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo bố trí đủ vốn cho các dự án này để thực hiện giải ngân, rút vốn và thanh quyết toán.

b) Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển bố trí cho các chương trình, dự án đã ký kết hoặc đang đàm phán, ký kết nhưng chưa được cân đối bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để báo cáo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

c) Tổng hợp các chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ kéo giãn tiến độ đàm phán, ký kết hiệp định và thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025.

d) Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chương trình dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhằm hạn chế việc điều chỉnh kế hoạch. Trường hợp có thay đổi kế hoạch đã giao cần thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời.

7. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng báo cáo đánh giá toàn diện về tình hình vay trả nợ tự vay, tự trả nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng thời gian qua, kiến nghị phương án giám sát, chủ động giảm dư nợ vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả, nhất là các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong hạn mức được duyệt;

b) Kiểm soát việc vay thương mại nước ngoài trung dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phương thức tự vay, tự trả trong hạn mức được duyệt;

c) Kiểm soát dư nợ nước ngoài ngắn hạn cuối năm 2018 của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bằng dư nợ cuối năm 2017 (tổng số giải ngân vốn vay trong năm bằng tổng số trả gốc trong năm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: QHQT, CN, NN, 
KGVX, QHĐP, TH, TGĐ Cổng TTĐT;
– Lưu: VT, KTTH (3)

THỦ TƯỚNG


Nguyễn Xuân Phúc

QUYẾT ĐỊNH 437/QĐ-TTG VỀ KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC HẠN MỨC VAY NỢ NĂM 2018
Số, ký hiệu văn bản 437/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 21/04/2018
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo 09/04/2020
Lĩnh vực Tài chính công
Thể thao
Y tế
Ngày ban hành 21/04/2018
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản