Thủ tục Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy

 

Thủ tục Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy
Trình tự thực hiện Tổ chức cá nhân thực hiện công bố hợp quy theo trình tự sau:

– Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy theo quy định

– Gửi văn bản đến Tổ chức chứng nhận hợp quy đề nghị cấp mã quản lý cho sản phẩm đã được chứng nhận

– Đăng ký mẫu dấu hợp quy.

– Lập hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT và gửi hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy

– Tổ chức, cá nhân nhận được Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy trong thời gian bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không tiếp nhận Bản công bố hợp quy cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy về những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện lại việc đăng ký công bố hợp quy

– Tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc công bố hợp quy khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp quy đã công bố, trình tự giống như đăng ký công bố hợp quy lần đầu.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp tại trụ sở các Trung tâm kiểm định và chứng nhận trực thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

– Qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ
  1. Thành phần hồ sơ:

– Bản công bố hợp quy;

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (với trường hợp là tổ chức); Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (với trường hợp là cá nhân). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;

– Mẫu dấu hợp quy sử dụng cho sản phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy do Tổ chức chứng nhận hợp quy cấp còn hiệu lực

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cục Viễn thông
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thông báo tiếp nhận
Lệ phí 150.000 đồng/giấy (Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy) Thông tư số 183/2016/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu Bản công bố hợp quy (quy định tại Phụ lục III Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011)  Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Đăng ký mẫu dấu hợp quy: Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đến Cục Viễn thông đăng ký mẫu dấu hợp quy kèm theo bản điện tử (file) mẫu dấu hợp quy

Dấu hợp quy phải được thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và Phụ lục V (đối với sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy) hoặc Phụ lục VI (đối với sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy) của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT

Đối với sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy, dấu hợp quy phải có mã quản lý (CODE) do Tổ chức chứng nhận hợp quy cấp. Tổ chức,cá nhân gửi văn bản đến Tổ chức chứng nhận hợp quy đề nghị cấp mã quản lý cho sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy.”

– Sử dụng dấu hợp quy:Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng dấu hợp quy sau khi đã đăng ký mẫu dấu hợp quy tại cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy

– Cách thể hiện dấu hợp quy:

+ Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

+ Màu sắc của dấu hợp quy do tổ chức, cá nhân tự chọn, nhưng phải được thể hiện cùng một màu, bảo đảm rõ ràng, dễ thấy và bền vững. Không được in thêm bất kỳ ký tự, hình ảnh, hoa văn khác trong phạm vi dấu hợp quy. Trường hợp in dấu hợp quy lên các chất liệu khác để gắn hoặc dán thì phải lựa chọn chất liệu sao cho chỉ sử dụng được một lần, không thể bóc ra gắn lại.

+ Tổ chức, cá nhân sau khi công bố hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy bằng cách in, gắn hoặc dán dấu hợp quy trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo

 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
Cơ sở pháp lý – Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009

– Luật Tần số vô tuyến điện

– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

– Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

– Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông

– Thông tư 04/2018/TT-BTTTT  ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

– Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy

 

Số hồ sơ 1.004588 Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Cấp thực hiện
Tình trạng Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.