2. Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý
Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý thì thủ tục đăng ký đất đai lần đầu được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý xin trình bày rõ hơn về vấn đề này:
1. Đối tượng thực hiện
– Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký đất đai trong trường hợp được giao đất để quản lý có thể là các tổ chức được giao đất để quản lý các công trình công cộng như cầu cống; vỉa hè; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập…; Tổ chức kinh tế được giao đât để quản lý và thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
– Điều 95 Luật Đất đai 2013 hiện hành có quy định: “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý”, nghĩa là trường hợp cá nhân/tổ chức được Nhà nước giao đất quản lý thì phải đăng ký đất đai lần đầu. Do đó, khi tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Khác với trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng đất, việc đăng ký đất đai nêu trên nhằm đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước đối với những diện tích đất mang tính chất công cộng như đất cơ sở hạ tầng, đất mặt nước chuyên dụng, đất chưa giao, chưa cho thuê… Việc đăng ký đất đai không nhằm tạo cơ sở để người được giao quản lý thực hiện các quyền như giống với người sử dụng đất. Bởi vậy, tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định:
“Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. “Không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
– Khoản 7, Điều 3 Luật Đất đai 2013 Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
– Khoản 15, Điều 3 Luật Đất đai 2013 Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
2. Về đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp nhà nước giao đất để quản lý
Về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý được quy định cụ thể tại Điều 71 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP và khoản 4 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTC về hồ sơ địa chính
– Khoản 4, Điều 8, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn chi tiết về các loại giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý
– Bên cạnh đó, Điều 71 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định về trường hợp đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý:
+ Người đang được Nhà nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai mà chưa đăng ký có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng nêu rõ:Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất để quản lý thì Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào quyết định giao đất quản lý để cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Lưu ý:
Khoản 2, 3, 4 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
+ Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
+ Nộp bản chính giấy tờ.
– Theo đó, Khoản 3 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cũng nêu rõ: Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
– Ngoài ra, cũng theo Điều 11 tại khoản 4 quy định như sau: Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
+ Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
+ Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
Kết luận: Như vậy khi tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ;Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây: Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý