7. Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
Nhà nước đang tiến hành rà soát những bất cập của các quy định pháp luật và nhằm tăng nguồn thu ngân sách từ các hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản nên đã phát sinh nên thủ tục Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung theo Luật Nhà ở 2014, Luật xây dựng 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Nghị định 139/2017/NĐ-CP, Thông tư 19/2016/TT-BXD, Quyết định 837/QĐ-BXD như sau:
1. Khái niệm
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân (khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2013)
Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. (khoản 12 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định. (khoản 8 Luật Nhà ở 2014)
Hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc gồm: Lập quy hoạch xây dựng, Lập dự án đầu tư xây dựng công trinh, Khảo sát xây dựng, Thiết kế xây dựng, Thi công xây dựng, Giám sát xây dựng, Quản lý dự án, Lựa chọn nhà thầu, Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì, Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trinh”. (khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014)
2. Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
2.1.Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư
Theo Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định: “6. Đối với trường hợp không thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thì phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư”.
Khoản 2,3, 4 và 5 Điều 9 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:
“2.Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở thì hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công; cơ quan chủ trì thẩm định phải gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sử dụng vốn của trung ương, gửi lấy ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng nơi có dự án về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sử dụng vốn của địa phương.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo thẩm quyền quy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trước khi quyết định chủ trương đầu tư.
3. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc dự án quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng thuộc dự án quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 và Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tưthì hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư; cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, lấy ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này nhưng thuộc các diện sau đây thì phải làm thủ tục gửi Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư) tại khu vực không phải là đô thị;
b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên tại khu vực đô thị;
c) Dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc địa giới hành chính của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Trường hợp xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này nhưng thuộc các diện sau đây thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha đến dưới 100 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực không phải là đô thị;
b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 10 ha đến dưới 50 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực đô thị;
c) Dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong các đồ án quy hoạch) của đô thị loại đặc biệt.”
2.2 Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Theo Điều 170 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ bằng vốn đầu tư công thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn trung ương thì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng; trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn địa phương thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
- Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Chính phủ
3. Nội dung văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng
Nội dung văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng bao gồm (khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
- Tên dự án bằng tiếng Việt, nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư có nhu cầu đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì phải viết đầy đủ tên bằng tiếng Việt trước và viết tiếng nước ngoài sau;
- Tên chủ đầu tư (nếu đã lựa chọn chủ đầu tư);
- Địa điểm, ranh giới, quy mô diện tích đất của dự án; nếu có sử dụng diện tích đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì phải nêu rõ diện tích được chuyển đổi mục đích sử dụng;
- Mục tiêu của dự án; hình thức đầu tư;
- Nội dung chính của dự án (công việc thực hiện, số lượng từng loại nhà ở cần đầu tư xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, phương án triển khai thực hiện);
- Tổng mức đầu tư; nguồn vốn đầu tư;
- Phương thức giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu có); diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê; diện tích sàn xây dựng nhà ở phải dành để cho thuê;
- Các công trình hạ tầng chủ đầu tư được quản lý hoặc phải chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành việc xây dựng;
- Thời gian và tiến độ thực hiện dự án; phân kỳ đầu tư (nếu có);
- Các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với dự án và điều kiện áp dụng (nếu có); trách nhiệm của chủ đầu tư, của chính quyền địa phương trong việc thực hiện dự án;
- Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Lưu ý:
Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: “Sau khi có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai các bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật”.
4. Xử phạt hành chính
- Đình chỉ thực hiện dự án đối với trường hợp đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà không có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đình chỉ việc thực hiện đối với dự án không bảo đảm đúng các yêu cầu đã được nêu trong quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án vi phạm các quy định về huy động vốn, về điều kiện mua bán, cho thuê mua nhà ở”. (điểm d khoản 1 Điều 84 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định (điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP)
Kết luận: Khi Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật 65/2014/QH13, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Nghị định 139/2017/NĐ-CP, Thông tư 19/2016/TT-BXD và yêu cầu thủ tục số 2, Mục II, Phụ lục 1 quyết định 837/QĐ-BXD.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: