Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê,mượn tạm nhập phục vụ hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài

 

Thủ tục Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê,mượn tạm nhập phục vụ hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
Trình tự thực hiện – Bước 1: Căn cứ theo các hình thức (bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam; tiêu hủy tại Việt Nam; hoặc chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; xuất trả ra nước ngoài) theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình thay đổi mục đích sử dụng hoặc XNK tại chỗ.
– Bước 2: Trường hợp tiêu huỷ: cơ quan, tổ chức có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ huỷ, tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm giám sát việc tiêu huỷ.
Cách thức thực hiện Điện tử
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần:
Theo quy định đối với loại hình thay đổi mục đích sử dụng:
Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
– Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính;
– Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
Hoặc loại hình XNK tại chỗ:
Đối với hàng hóa xuất khẩu:
– Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
– Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
– Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
– Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.
* Số lượng: 01 bộ
Thời hạn giải quyết – 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực;
– 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn (nếu có).
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính  Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn.
Lệ phí  Lệ phí hải quan 20.000 đồng/ tờ khai hải quan
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai HQ/2015/NK, HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý –  Luật Hải quan số 54/2014/QH13
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC-Thông tư số 274/2016/TT-BTC

 

Số hồ sơ Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Cấp thực hiện
Tình trạng Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.