Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ

 

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ
Trình tự thực hiện

– Bước 1: Trước khi chuyến hàng đến, doanh nghiệp chuyển phát nhanh (i) tiếp nhận bản lược khai hàng hóa từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược khai hàng hóa cho Chi cục Hải quan chậm nhất 02 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan; (ii) dự kiến phân luồng hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2011/TT-BTC và khai hải quan trừ trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục hải quan; (iii) thực hiện điều chỉnh nội dung tờ khai hải quan theo quyết định của Chi cục Hải quan  (nếu có); (iv) nộp các giấy tờ liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

– Bước 2: Cơ quan Hải quan (i) tiếp nhận bản lược khai hàng hóa và nội dung khai hải quan từ doanh nghiệp và kiểm tra việc khai hải quan (bao gồm cả việc phân loại hàng hóa) của doanh nghiệp. (ii) trường hợp có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì công chức hải quan (công chức thực hiện theo ủy quyền của lãnh đạo Chi cục Hải quan) quyết định ngay nội dung phải điều chỉnh để doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh (quyết định điều chỉnh được ghi ở cột ghi chú – mẫu HQ 01-BKHCPN) và thực hiện cập nhật các nội dung khai hải quan phải điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu nghiệp vụ. Trường hợp không có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì công chức hải quan thông báo ngay cho doanh nghiệp biết việc Chi cục Hải quan quyết định chấp nhận nội dung khai hải quan. (iii) Đối với “hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan” quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 6 Thông tư 36/2011/TT-BTC thì Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai hải quan theo Bản kê hàng hóa nhập khẩu chưa xác định nội dung khai báo hải quan (theo mẫu HQ02-BKHCPN ban hành kèm theo Thông tư 36/2011/TT-BTC).

– Bước 3: Khi chuyến hàng đến, doanh nghiệp (i) căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa. Từng luồng hàng hóa nhập khẩu được đánh dấu bằng việc dán giấy màu khác nhau lên từng kiện hàng, gói hàng trước khi kết thúc việc phân luồng thực tế hàng hóa; (ii) nộp hồ sơ hải quan; (iii) xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế cho công chức hải quan.

Bước 4: Cơ quan Hải quan giám sát việc doanh nghiệp thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa và thực hiện việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2011/TT-BTC.

– Bước 5: Đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hang hoặc hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác), doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị được trả lại nơi gửi hàng đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hang hoặc được chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi (nước xuất khẩu) hoặc chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên bao bì.

– Bước 6: Công chức hải quan (i) kiểm tra lại hàng hóa nhập khẩu đã thông quan mà doanh nghiệp không phát được cho chủ hàng trước khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa để trả lại nơi gửi hàng. (ii)  Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp để xem xét giải quyết việc doanh nghiệp chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi (nước xuất khẩu) hoặc chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên bao bì.

– Bước 7: Doanh nghiệp nộp bản chính tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan); xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi xuất khẩu hàng hóa để trả lại nơi gửi hàng.

Cách thức thực hiện – Điện tử (trường hợp đối với tổ chức phải khai điện tử) / thủ công (trường hợp đối với cá nhân được khai hồ sơ giấy).
Thành phần số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

+ Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu không có thuế (đối với hàng hóa không phải nộp thuế): 02 bản (in từ máy tính).

+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính (đối với hàng hóa khác hàng hóa không phải nộp thuế).

+ Các giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh) hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (đối với phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh).

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Xác nhận thông quan
Lệ phí 20.000 vnđ (Thông tư số 172/2010/TT-BTC) Thông tư số 172/2010/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

– Đối với tổ chức: khai hải quan điện tử trên hệ thống hải quan điện tử theo mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

– Đối với cá nhân: tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

– Bản kê chi tiết Thông tư số 36/2011/TT-BTC.

Thông tư số 36/2011/TT-BTC

Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Thủ tục hành chính này được áp dụng đối với phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ trên tuyến đường và cửa khẩu đối với như sau:

  1. Từ Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – tỉnh Lạng Sơn.
  2. Từ Việt Nam đến Lào/Thái Lan/Singapore/Malaysia và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – tỉnh Quảng Trị/cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – tỉnh Hà Tĩnh.
  3. Từ Việt Nam đến Campuchia và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh.
Cơ sở pháp lý

Luật Hải quan số 54/2014/QH13

– Nghị định 08/2015/NĐ-CP 

– Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Lệ phí của thủ tục trên đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại TT số 274/2016/TT-BTC.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục trên đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại TT 191/2015/TT-BTC.

Số hồ sơ Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Cấp thực hiện
Tình trạng Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.