THÔNG TƯ 48/2006/TT-BVHTT HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH 12/2006/NĐ-CP THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI DO BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 18/06/2006

BỘ VĂN HÓA –
THÔNG TIN

******

Số: 48/2006/TT-BVHTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23/01/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa – Thông tin;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành Văn hóa – Thông tin được quy định tại Phụ lục số 01 (khoản 2, khoản 3 – mục I và khoản 4 – mục II) và Phụ lục số 03 (mục V) ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP , như sau:

A- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

1. Hàng hóa, thiết bị xuất khẩu, nhập khẩu trong danh mục quản lý chuyên ngành văn hóa – thông tin thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc thù được điều chỉnh thông qua các Luật như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản Văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật khác về văn hóa – thông tin.

2. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành văn hóa – thông tin không nhằm mục đích kinh doanh (phị mậu dịch) thực hiện theo Nghị định số 88/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

3. Việc công bố, phổ biến các tác phẩm ra nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài;

4. Việc ghi và sử dụng mã số HS:

4.1. Mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC ngày 13/06/2003 của Bộ Tài chính và trong thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/07/2003 của Bộ Tài chính nhằm xác định tên gọi, mô tả chủng loại và phân loại mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không quy định về nội dung hay quyền sở hữu đối với hàng hóa.

Do vậy, việc xác định hàng hóa chuyên ngành văn hóa – thông tin có cùng mã số HS (như sách, báo, phim, băng, đĩa, tác phẩm mỹ thuật, di – vật, cổ vật…) thuộc diện được xuất khẩu, nhập khẩu hay thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu phải căn cứ trên cơ sở thẩm định nội dung hoặc quyền sở hữu đối với hàng hóa.

4.2. Trường hợp sau khi đã thực hiện việc xác định mã số HS của hàng hóa mà vẫn chưa xác định được hàng hóa đó thuộc mã số HS nào trong Biểu thuế xuất nhập khẩu (hoặc hàng hóa đó chưa có mã số HS) thì khi làm thủ tục xuất nhập khẩu phải lấy mẫu hàng hóa đó để tiến hành trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành phục vụ cho việc phân loại theo mã HS.

4.3. Về nguyên tắc áp mã số HS:

+ Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa – thông tin được ghi theo đúng mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (nếu hàng hóa đó có mã số HS).

+ Việc áp mã số HS để xác định hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hay được phép xuất khẩu, nhập khẩu cần phải căn cứ theo các quy định cụ thể tại Thông tư này.

B- HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

I- HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU

1. Danh mục:

TT

Mô tả hàng hóa

Mã số HS

a.

– Di vật, cổ vật thuộc: Sở hữu toàn dân, sở hữu của các tổ  chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

– Bảo vật quốc gia thuộc tất cả các hình thức sở hữu

9705; 9706

b.

Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam bao gồm:

– Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch…)

4901; 4902; 4903

4904; 4905; 4906

4909; 4910; 4911

– Các loại băng, đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hoặc hình ảnh.

3706; 8524

– Tác phẩm mỹ thuật

9701; 9702; 9703

(Mô tả chi tiết mã HS theo phân nhóm 6 và 8 số tại Phụ lục kèm theo)

2. Nguyên tắc quản lý:

2.1. Cấm xuất khẩu: di vật, cổ vật thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; bảo vật quốc gia thuộc tất cả các hình thức sở hữu:

– Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, trao đổi, tặng cho (theo quy định tại điều 43 Luật Di sản văn hóa năm 2001).

– Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại điều 42 Luật Di sản Văn hóa và điều 23 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.

– Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để xác định chủ sở hữu thuộc đối tượng sở hữu nào.

2.2- Cấm xuất khẩu: các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam:

Văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam là văn hóa phẩm:

– Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

– Có nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động, kích động lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

– Có nội dung thuộc về bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và các bí mật khác do pháp luật quy định.

– Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống nhằm xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

– Văn hóa phẩm vi phạm các quy định về cấm lưu hành, phổ biến tại Việt Nam theo quy định tại Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh Quảng cáo, các quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác của Nhà nước Việt Nam.

II- HÀNG HÓA CẤM NHẬP KHẨU

1. Danh mục:

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và mã HS quy định tại điểm b khoản 1 mục I phần B (các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam).

2. Nguyên tắc quản lý:

Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam là văn hóa phẩm được quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục I phần B.

C- HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

I- HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU

1. Danh mục:

TT

Mô tả hàng hóa

Mã số HS

a.

– Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch…) không quy định tại điểm b khoản 1 mục I phần B

4901; 4902; 4903

4904; 4905; 4906

4909; 4910; 4911

b.

Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác được sản xuất trên mọi chất liệu không quy định tại điểm b khoản 1 mục I phần B

3706; 8524

c.

Các tác phẩm mỹ thuật thuộc các thể loại được sản xuất trên mọi chất liệu không quy định tại điểm b khoản 1 mục I phần B

(Các tác phẩm mỹ thuật là những sản phẩm sáng tạo mỹ thuật, không sản xuất hàng loạt mà chỉ được làm từng sản phẩm một, mỗi tác phẩm có giá trị riêng biệt như: bức tranh, pho tượng, bức phù điêu…)

(Hàng thủ công mỹ nghệ không thuộc loại tác phẩm mỹ thuật)

9701; 9702; 9703

d.

Di vật, cổ vật không thuộc: Sở hữu toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

9705; 9706

(Mô tả chi tiết mã HS theo phân nhóm 6 và 8 số tại Phụ lục kèm theo)

2. Nguyên tắc quản lý:

2.1. Đối với các loại hàng hóa nêu tại điểm a, b, c khoản 1 mục I phần C: được phép xuất khẩu theo nhu cầu, Bộ Văn hóa – Thông tin không cấp giấy phép, không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu giải quyết tại Hải quan.

– Hàng hóa thuộc điểm a, b khoản 1 mục I phần C được xuất khẩu với điều kiện đã được phép sản xuất, phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

– Hàng hóa thuộc điểm c khoản 1 mục I phần C khi xuất khẩu phải có tài liệu chứng minh nguồn gốc rõ ràng, về chủ sở hữu của tác phẩm theo quy định của pháp luật.

2.2. Đối với các loại hàng hóa nêu tại điểm d khoản 1 mục I phần C: khi xuất khẩu phải có giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp theo các điều kiện quy định tại điều 25 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.

– Hồ sơ xin cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, gồm:

+ Đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ

+ Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật (giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật)

– Cơ quan giải quyết thủ tục cấp phép: Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại hải quan.

II- HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU

1. Danh mục:

TT

Mô tả hàng hóa

Mã số HS

a.

– Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch…) không thuộc diện điều chỉnh của mục II phần B

4901; 4902; 4903

4904; 4905; 4906

4909; 4910; 4911

b.

Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu và không thuộc diện điều chỉnh của mục II phần B

3706; 8524

c.

Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in

8442

d.

Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng)

8440; 8443

đ.

Máy photocopy màu

9009

e.

Thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh (TVRO)

8528; 8529; 8543

g.

Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc

9504

h.

Đồ chơi trẻ em

9501; 9502; 9503

(Mô tả chi tiết mã HS theo phân nhóm 6 và 8 số tại Phụ lục kèm theo)

2. Nguyên tắc quản lý:

2.1. Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch…):

a. Đối với các loại ấn phẩm là báo, tạp chí nước ngoài: phải được Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt danh mục báo chí, tạp chí trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu báo, tạp chí.

– Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt danh mục các đầu báo, tạp chí nước ngoài xin nhập khẩu trong năm theo đề nghị của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu báo, tạp chí. Doanh nghiệp nhập khẩu phải tổ chức kiểm tra nội dung các ấn phẩm báo, tạp chí nước ngoài trước khi cho phát hành ra thị trường Việt Nam, đảm bảo không vi phạm các điều cấm quy định tại điều 10 của Luật Báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo, tạp chí mà mình nhập khẩu.

– Cơ quan giải quyết thủ tục phê duyệt danh mục báo, tạp chí nước ngoài nhập khẩu: Cục Báo chí thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh mục báo, tạp chí xin nhập khẩu, Cục Báo chí ra văn bản phê duyệt danh mục.

Danh mục báo; tạp chí do Cục Báo chí phê duyệt sẽ là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

b- Đối với các loại ấn phẩm khác (ngoài báo và tạp chí): phải được Bộ Văn hóa – Thông tin xác nhận danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

– Đối tượng được phép nhập khẩu xuất bản phẩm: Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục Xuất bản) cấp.

– Hàng năm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải gửi đăng ký danh mục xuất bản phẩm cho Bộ Văn hóa – Thông tin trước khi nhập khẩu. Bản đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ sở thực hiện theo mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

Giám đốc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức kiểm tra nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành ra thị trường Việt Nam, đảm bảo không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 10 của Luật Xuất bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm mà mình nhập khẩu.

– Cơ quan giải quyết thủ tục xác nhận danh mục nhập khẩu xuất bản phẩm: Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu hợp lệ, Cục Xuất bản xác nhận việc đăng ký bằng văn bản.

Danh mục đã đăng ký có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch.

Danh mục nhập khẩu xuất bản phẩm do Cục Xuất bản xác nhận sẽ là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

2.2. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu:

a. Đối với tác phẩm điện ảnh (ghi trên mọi chất liệu): phải được Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch nhập khẩu trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu phim, chiếu phim.

– Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm gồm:

+ Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm.

+ Văn bản chứng nhận bản quyền tác giả, nguồn gốc hợp pháp của tác phẩm (nếu văn bản ghi bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

+ Mẫu tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu (nếu tác phẩm chứa đựng nội dung bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

– Cơ quan giải quyết thủ tục phê duyệt nội dung: Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điện ảnh sẽ có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm.

Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm của Cục Điện ảnh sẽ là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

b- Đối với các loại sản phẩm nghe nhìn (ghi trên mọi chất liệu) không phải là tác phẩm điện ảnh: phải được Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt nội dung trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu băng, đĩa ca nhạc, sân khấu hoặc sản phẩm nghe nhìn thuộc các thể loại khác (ghi trên mọi chất liệu) không phải là tác phẩm điện ảnh.

– Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung sản phẩm, gồm:

+ Đơn đề nghị xét duyệt nội dung sản phẩm

+ Văn bản chứng nhận bản quyền tác giả, nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm (kèm theo văn bản dịch ra tiếng Việt)

+ Mẫu sản phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu (nếu sản phẩm chứa đựng nội dung bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt)

– Cơ quan giải quyết thủ tục phê duyệt nội dung: Bộ Văn hóa – Thông tin ủy quyền cho các Sở Văn hóa – Thông tin phê duyệt.

Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa – Thông tin sẽ có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung sản phẩm.

Văn bản phê duyệt nội dung sản phẩm của Sở Văn hóa – Thông tin sẽ là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

– Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu là băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và các sản phẩm ghi trên vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách sẽ do Cục Xuất bản phê duyệt danh mục sản phẩm xin nhập khẩu.

2.3. Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in:

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng hoạt động ngành in hoặc kinh doanh thiết bị ngành in.

– Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu, về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

2.4. Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng):

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng hoạt động ngành in hoặc kinh doanh thiết bị ngành in.

– Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu, về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

2.5. Máy Photocopy màu:

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh máy photocopy màu.

– Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu, về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

Riêng đối với loại máy photocopy màu có mã HS 9009.11.10 và 9009.11.90. việc nhập khẩu đối với 02 mã số hàng hóa này sẽ thực hiện  theo hướng dẫn của liên ngành Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.6- Thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh (TVRO):

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp đăng ký: nhập khẩu, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị TVRO hoặc làm đại diện phân phối tại Việt Nam các Bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài.

– Thiết bị thu tín hiệu nhập khẩu phải là thiết bị mới 100%, bộ giải mã có xuất xứ rõ ràng và chương trình phải hợp pháp về bản quyền.

– Thủ tục cấp đăng ký: Thực hiện theo Quyết định 79/2002/QĐ-TTg ngày 18/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý việc thu các chương trình truyền hình của nước ngoài; Quyết định 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài; Quyết định số 49/2003/QĐ-BVHTT ngày 22/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29/7/2002;

– Cơ quan cấp đăng ký: Cục Báo chí thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

2.7. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc:

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

– Máy – thiết bị nhập khẩu phải đảm bảo:

+ Là máy – thiết bị mới 100%, bảo đảm chất lượng về âm thanh, hình ảnh, hình thức phù hợp với thẩm mỹ của người Việt Nam.

+ Có đủ hồ sơ (catalogue) ghi rõ các tính năng, kiểu dáng, nội dung và chương trình cài đặt của máy, thiết bị xin nhập khẩu.

+ Chương trình được cài đặt phải có nội dung vui chơi giải trí lành mạnh và không vi phạm các quy định về cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

+ Nội dung chương trình trò chơi điện tử do Sở Văn hóa – Thông tin thẩm định và phê duyệt theo mục III Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ngày 28/04/2000 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

2.8. Đồ chơi trẻ em:

– Đối tượng được phép nhập khẩu: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh phù hợp.

– Hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo mới 100%.

– Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định về cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.

D- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 29/2001/TT-BVHTT ngày 05/06/2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và các đối tượng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành Văn hóa – Thông tin phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa – Thông tin (Vụ Kế hoạch – Tài chính) xem xét giải quyết.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Toà án nhân dân tối cao
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể
– Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có liên quan;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ VHTT.
– Lưu: VT, KHTC.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Quang Nghị

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN LOẠI THEO MÃ HS THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

(Kèm theo Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ Văn hóa – Thông tin)

Chương

Nhóm

Phân nhóm

Mô tả mặt hàng

Chương 37 3706     Phim điện ảnh đã phơi sáng và đã tráng, đã hoặc chưa có rãnh tiếng hoặc chỉ có duy nhất rãnh tiếng
3706 10 – Loại chiều rộng từ 35mm trở lên:
3706 10 10 — Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
3706 10 20 — Loại chỉ có duy nhất rãnh tiếng

— Loại khác

3706 10 91 — Có ảnh được chụp ở nước ngoài
3706 10 99 — Loại khác
3706 90 – Loại khác
3706 90 10 — Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
3706 90 20 — Loại chỉ có duy nhất rãnh tiếng
3706 90 90 — Loại khác
Chương 49 4901     Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn
4901 10 – Dạng tờ đơn, có hoặc không gấp:
— Dùng cho giáo dục
4901 10 11 — Toàn bộ hoặc chủ yếu được in bằng ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu
4901 10 19 — Loại khác
— Loại khác
4901 10 21 — Toàn bộ hoặc chủ yếu được in bằng ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu
4901 10 29 — Loại khác
– Loại khác
4901 91 — Từ điển, bách khoa toàn thư và các phụ trương của chúng:
4901 91 10 — Toàn bộ hoặc chủ yếu được in bằng ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu
4901 91 90 — Loại khác
4901 99 — Loại khác
— Sách giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa và xã hội, kể cả sách thiếu nhi, pháp luật  và kinh tế
4901 99 11 —- Toàn bộ hoặc chủ yếu được in bằng ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu
4901 99 19 —- Loại khác
—- Loại khác
4901 99 91 —- Toàn bộ hoặc chủ yếu được in bằng ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu
4901 99 99 —- Loại khác
  4902     Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo
4902 10 00 – Phát hành ít nhất 4 lần trong một tuần
4902 90 – Loại khác
— Phát hành hàng tuần
4902 90 11 — Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902 90 19 — Loại khác
— Phát hành 2 tuần một lần
4902 90 21 — Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902 90 29 — Loại khác
— Loại khác
4902 90 91 — Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902 90 99 — Loại khác
  4903 00 00 Sách tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em
  4904 00 00 Bản nhạc, in hoặc viết tay, đã hoặc chưa đóng thành quyển hoặc minh họa tranh ảnh
  4905     Bản đồ, biểu đồ thủy văn hoặc các loại biểu đồ tương tự kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in
4905 10 00 – Quả địa cầu
– Loại khác
4905 91 00 — Dạng quyển
4905 99 00 — Loại khác
  4906     Các loại sơ đồ và bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật, công nghiệp, thương mại, địa hình hoặc các mục đích tương tự là bản gốc vẽ tay; văn bản viết tay; các bản sao chụp lại bằng giấy có phủ lớp chất nhạy và bằng giấy than của các loại kể trên
4906 00 10 – Các loại sơ đồ và bản vẽ, kể cả bản sao chụp lại hoặc bản sao sơ đồ và bản vẽ bằng giấy than
4906 00 90 – Loại khác
  4909 00 00 Bưu thiếp in hoặc bưu ảnh, các loại thiếp chúc mừng in sẵn, điện tín, thư tín, thông báo, có hoặc không có minh họa, có hoặc không có phong bì kèm theo hoặc trang trí
  4910 00 00 Các loại lịch in, kể cả bloc lịch
  4911     Các ấn phẩm khác, kể cả tranh và ảnh in
4911 10 00 – Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các catalogue thương mại và các ấn phẩm tương tự
– Loại khác
4911 91 — Tranh, bản thiết kế và ảnh các loại
4911 91 20 — Tranh ảnh và sơ đồ treo tường dùng cho mục đích hướng dẫn; tranh, bản thiết kế và ảnh chụp để gắn vào sách, ấn phẩm quảng cáo hoặc catalogue thương mại
4911 91 90 — Loại khác
Chương 84        
  8440     Máy đóng sách, kể cả máy khâu sách
8440 10 – Máy:
— Hoạt động bằng điện
8440 10 11 — Máy đóng sách
8440 10 19 — Loại khác
8440 90 – Bộ phận
8440 90 10 — Của máy hoạt động bằng điện
  8442     Máy, thiết bị và dụng cụ (trừ loại máy công cụ thuộc các nhóm từ 84.56 đến 84.65) dùng để đúc chữ hoặc chế bản, làm bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in ấn khác; mẫu ký tự in, bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác; khối, tấm, trục lăn và đá in ly tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ: đã được làm phẳng, đã được làm nổi hạt, đã được đánh bóng)
8442 10 – Máy chế bản bằng quy trình sao chụp (nguyên lý quang điện)
8442 10 10 — Hoạt động bằng điện
8442 20 – Máy, thiết bị và dụng cụ chế bản theo các quy trình khác, có hoặc không kèm theo bộ phận đúc chữ
8442 20 10 — Hoạt động bằng điện
8442 30 – Các loại máy, dụng cụ và thiết bị khác
— Hoạt động bằng điện
8442 30 11 — Khuôn dập và khuôn cối
8442 30 12 — Thiết bị dùng cho máy đúc mẫu chữ
8442 30 19 — Loại khác
8442 40 – Bộ phận của các loại máy, dụng cụ và thiết bị kể trên
8442 40 10 — Của máy, dụng cụ, thiết bị hoạt động bằng điện
8442 — Của máy, dụng cụ, thiết bị hoạt động không bằng điện
8442 40 21 — Của máy đúc chữ hoặc máy chế bản
8442 50 – Mẫu chữ in, bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác; khối, tấm, trục lăn và đá in ly-tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ: đã được làm phẳng, nổi vân hạt, đánh bóng)
8442 50 10 — Mẫu chư in các loại
  8443     Máy in sử dụng các bộ phận như mẫu chữ, mẫu in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in của nhóm 84.42; các loại máy in phun, trừ các loại thuộc nhóm 84.71; các loại máy phụ trợ để in
– Máy in offset:
8443 11 — In cuộn
8443 11 10 — Hoạt động bằng điện
8443 12 — In theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (kích thước không quá 22cm x 36cm)
8443 12 10 — Hoạt động bằng điện
8443 19 — Loại khác
8443 19 10 — Hoạt động bằng điện
8443 21 — In cuộn
8443 21 10 — Hoạt động bằng điện
8443 29 — Loại khác
8443 29 10 — Hoạt động bằng điện
8443 30 – Máy in nổi bằng khuôn mềm
8443 30 10 — Hoạt động bằng điện
8443 40 – Máy in ảnh trên bản kẽm
8443 40 10 — Hoạt động bằng điện
8443 60 – Máy phụ trợ in
8443 60 10 — Hoạt động bằng điện
Chương 85 8524     Đĩa, băng và các phương tiện lưu trữ thông tin đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn và vật chủ (gốc) để sản xuất băng, đĩa, trừ các sản phẩm thuộc Chương 37
8524 10 – Đĩa hát
8524 31 — Để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh: [ITA l/A-043]
8524 32 — Chỉ để tái tạo âm thanh
8524 39 — Loại khác
8524 40 00 – Băng từ để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh: [ITA/A-045] [ITA l/B-201]
– Băng từ khác
8524 51 — Có chiều rộng không quá 4mm
8524 52 — Có chiều rộng trên 4mm nhưng không quá 6,5mm
8524 53 — Có chiều rộng trên 6,5mm
8524 60 00 – Thẻ có dải từ
– Loại khác
8524 91 — Để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh và hình ảnh: [ITA l/A-046]
8524 99 — Loại khác
  8528     Máy thu dùng trong truyền hình có hoặc không gắn với máy thu thanh vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh; màn hình video và máy chiếu video.
         
  8529     Các bộ phận chuyên dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị thuộc nhóm 85.25 đến 85.28
8529 10 – Angten và bộ phản xạ của angten; các bộ phận sử dụng kèm
  8543     Máy và thiết bị điện có chức năng riêng chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này
Chương 90 9009     Máy photocopy có kết hợp hệ thống quang học hoặc máy dạng tiếp xúc và máy sao chụp bằng nhiệt
– Máy photocopy tĩnh điện
9009 11 — Hoạt động theo cách tái tạo ảnh gốc trực tiếp bản sao (quy trình trực tiếp): [ITA l/A-100]
9009 11 10 — Loại màu
9009 11 90 — Loại khác
9009 12 — Hoạt động theo cách tái tạo ảnh gốc trực tiếp bản sao qua lớp trung gian (quy trình gián tiếp)
— Loại màu:
9009 12 11 —- Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động theo cách tái tạo ảnh gốc lên bản sao qua lớp trung gian (quy trình gián tiếp), hoạt động theo cách chuyển dữ liệu gốc sang mã số [ITA/2]
9009 12 19 —- Loại khác
9009 21 — Có kết hợp hệ thống quang học [ITA l/A-101]:
9009 21 10 — Loại màu
9009 22 — Dạng tiếp xúc
9009 22 10 — Loại màu
9009 30 – Máy sao chụp bằng nhiệt
9009 30 10 — Loại màu
Chương 95 9501     Đồ chơi có bánh xe được thiết kế dùng cho trẻ em điều khiển (ví dụ xe 3 bánh, xe đẩy, xe ô tô kiểu đạp chân); xe ngựa chở búp bê (Dool’s carriages)
9501 00 10 – Xe ba bánh
9501 00 20 – Đồ chơi có xe ba bánh khác
9501 00 30 – Xe ngựa chở búp bê (Dool’s carriages)
– Bộ phận
9501 00 91 — Nan hoa, dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
9501 00 92 – Mũ nan hoa, dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
9501 00 93 — Loại khác, dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
9501 00 94 — Nan hoa, trừ loại dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
9501 00 95 — Mũ nan hoa, trừ loại dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
9501 00 99 — Loại khác, trừ loại dùng cho hàng hóa thuộc mã số 9501.00.10
  9502     Búp bên hình người
9502 10 00 – Búp bên có hoặc không mặc quần áo
– Bộ phận và đồ phụ trợ
9502 91 00 — Quần áo và phụ kiện hàng may mặc, giầy dép, mũ  và vật đội đầu khác
9502 99 00 — Loại khác
  9503     Đố chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ (“scale”) và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí
9503 10 00 – Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ tùng khác của chúng
9503 20 – Các bộ đồ lắp ráp thu nhỏ theo tỷ lệ (“scale”) có hoặc không vận hành, trừ loại thuộc nhóm 9503.10
9503 20 10 — Bộ đồ lắp ráp máy bay
9503 20 90 — Loại khác
9503 30 – Bộ xếp hình và đồ chơi xây dựng khác
9503 30 10 — Bằng plastic
9503 30 90 — Loại khác
– Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người
9503 41 00 — Loại nhồi
9503 49 00 — Loại khác
9503 50 00 – Thiết bị và dụng cụ âm nhạc làm đồ chơi
9503 60 – Đồ chơi đố trí
9503 60 10 — Bộ đồ chơi
9503 60 20 — Loại khác, trò chơi xếp hình hoặc xếp ảnh
9503 60 90 — Loại khác
9503 70 – Đồ chơi khác, xếp thành bộ hoặc thành cụm
9503 70 10 — Đồ chơi xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình
9503 70 90 — Loại khác
9503 80 – Đồ chơi và mẫu khác, có gắn động cơ
9503 80 10 — Súng đồ chơi có gắn động cơ
9503 80 90 — Loại khác
9503 90 – Loại khác
9503 90 10 — Tiền đồ chơi
9503 90 20 — Máy bộ đàm đồ chơi
9503 90 30 — Súng, súng ổ quay, súng lục đồ chơi
9503 90 40 — Bàn tính đồ chơi; máy khâu đồ chơi; máy chữ đồ chơi
9503 90 50 — Dây nhảy
9503 90 60 — Hòn bi
9503 90 90 — Loại khác
  9504     Dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn đạn (pin-table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc (casino) và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động
9504 10 00 – Trò chơi video dùng với máy vô tuyến truyền hình
9504 20 90 — Loại khác
9504 30 – Trò chơi khác, hoạt động bằng đồng xu, tiền giấy, xèng hoặc các mặt hàng tương tự, trừ các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động
9504 30 10 — Máy đánh bạc hoặc máy jackpot
9504 30 20 — Bàn dùng trong trò chơi bắn đạn, máy giật xèng hoặc và các loại tương tự
9504 30 90 — Loại khác
9504 40 00 – Cỗ bài
9504 90 – Loại khác
9504 90 30 — Thiết bị chơi bạc và đồ phụ trợ đi kèm
9504 90 90 — Loại khác
Chương 97 9701     Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu vẽ hoàn toàn bằng tay, trừ các loại tranh phác họa thuộc nhóm 49.06 và các phiên bản của các tác phẩm hoặc trang trí bằng tay; các tác phẩm ghép và phù điêu trang trí tương tự
9701 10 00 – Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu
9701 90 – Loại khác
9701 90 10 — Trang trí bằng hoa và nụ, lá, cành và các phần khác của cây, bằng plastic, vật liệu in hoặc kim loại cơ bản
9701 90 20 — Trang trí bằng lic tự nhiên
9701 90 90 — Loại khác
  9702 00 00 Nguyên bản các bản khắc, bản in, bản in litô
  9703 00 00 Nguyên bản tác phẩm điều khắc và tượng tạc bằng mọi loại vật liệu
  9705     Bộ sưu tập và các vật phẩm của bộ sưu tập chủng loại động vật, thực vật, khoáng vật, giải phẫu học, sử học, khảo cổ, cổ sinh vật học, dân tộc học hoặc các loại tiền
9705 00 10 – Sưu tập động vật học
9705 00 20 – Sưu tập khảo cổ học
9705 00 90 – Loại khác
  9706 00 00 Đồ chơi có tuổi từ 100 năm trở lên

Ghi chú:

– Danh mục này được xây dựng phù hợp với mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC ngày 13/06/2003 của Bộ Tài chính và trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/07/2003 của Bộ Tài chính.

– Những hàng hóa trong Danh mục này được ghi theo nhóm 4 số, chi tiết theo phân nhóm 6 số hoặc 8 số. Trong trường hợp cần chi tiết đến 6 số hoặc 8 số, sau khi xác định các mặt hàng thuộc nhóm 4 số và phân nhóm 6 số, cần xác định xem mặt hàng đó thuộc phân nhóm 8 số nào trong phân nhóm 6 số đó để phân loại.

Ví dụ: Mặt hàng nhập khẩu là “Bộ đồ lắp ráp máy bay”. Theo Danh mục trên, mặt hàng này được xác định vào Chương 95 thuộc nhóm 4 số là 9503, vào phân nhóm 6 số là 9503.20 và vào phân nhóm 8 số là 9503.20.10.

– Những hàng hóa chưa được nêu chi tiết trong Danh mục này thì sẽ dựa trên Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và hướng dẫn phân loại hàng hóa tại Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu và các văn bản quy định, hướng dẫn phân loại hàng hóa có liên quan để xác định mã số chi tiết của mặt hàng đó.

THÔNG TƯ 48/2006/TT-BVHTT HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH 12/2006/NĐ-CP THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI DO BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 48/2006/TT-BVHTT Ngày hiệu lực 18/06/2006
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 03/06/2006
Lĩnh vực Thương mại
Ngày ban hành 05/05/2006
Cơ quan ban hành Bộ văn hóa - thể thao và du lịch
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản