NGHỊ ĐỊNH 147/2016/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 99/2010/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2017

 

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 147/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.”

2. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

1. Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:

a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao;

b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (sau đây viết chung là hộ nhận khoán).

3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

4. Các tổ chức chính trị – xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

3. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện

a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kWh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.

b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kWh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kWh (36 đồng/kWh).”

4. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch

a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng.

b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).”

5. Điểm b khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Trích một phần kinh phí không quá 5% so với tổng số tiền ủy thác chuyn về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để dự phòng, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tong trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên cùng một đơn vị diện tích thp hơn mức chi trả của năm trước liền kề.

Đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp.”

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]6. Điểm c khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:[/NM_lightbox]

“c) Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng như sau:

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng ổn định lâu dài; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư vốn trồng rừng trên đất lâm nghiệp được hưởng toàn bộ số tiền trên.

Chủ rừng là tổ chức được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức. Trường hợp chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng, chủ rừng được sử dụng không quá 10% tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng trên diện tích khoán bảo vệ rừng để thực hiện công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; số tiền còn lại phải thanh toán cho hộ nhận khoán.

Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng chưa giao, cho thuê theo quy định của pháp luật, là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã, quản lý chi theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Tổ chức chính trị – xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật phải lập phương án sử dụng kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tng hợp trong kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh.”

7. Điểm a khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”

8. Bãi bỏ khoản 7, điểm b khoản 9 Điều 22.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Riêng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ln điều chỉnh giá bán lẻ điện đầu tiên sau khi Nghị định này có hiệu lực./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTN (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc 

NGHỊ ĐỊNH 147/2016/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 99/2010/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Số, ký hiệu văn bản 147/2016/NĐ-CP Ngày hiệu lực 01/01/2017
Loại văn bản Nghị định Ngày đăng công báo 12/11/2016
Lĩnh vực Môi trường
Ngày ban hành 02/11/2016
Cơ quan ban hành Chính phủ
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản