Di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
Thủ tục | Di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ | |
Trình tự thực hiện | -Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu di chuyển hoặc chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ mà sau khi di chuyển hoặc chuyển quyền sở hữu đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 82, khoản 1 Điều 89 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì lập bộ hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
-Bước 2: Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành: – Kiểm tra hồ sơ; – Khảo sát thực tế kho bãi; Nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định di chuyển, chuyển quyền sở hữu. – Bước 3: Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ đề nghị di chuyển hoặc chuyển quyền sở hữu, Tổng cục Hải quan ra quyết định di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định. |
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính | |
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ:
– Công văn đề nghị di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản chính; – Sơ đồ khu vực kho, bãi: 01 bản chụp; – Giấy tờ về quyền sử dụng kho, bãi: 01 bản chụp. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | – Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. – Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan. – Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định mở rộng, thu hẹp diện tích. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không quy định | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Điều kiện thành lập kho ngoại quan:
a) Kho ngoại quan được thành lập trong các khu vực: – Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế; – Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật; – Khu vực được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch phát triển dịch vụ logistics, phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung. b) Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh; c) Chủ kho ngoại quan là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có ngành nghề kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan; d) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Riêng đối với bãi ngoại quan chuyên dùng phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho; e) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán được ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho và được nối mạng trực tiếp với hải quan quản lý kho ngoại quan. Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn giám sát hàng hóa nhập, xuất, tồn kho của cơ quan hải quan. * Điều kiện thành địa điểm thu gom hàng lẻ: a) Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập trong các khu vực: – Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế; – Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật; b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi; c) Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ; d) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm; đ) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan; e) Hàng hóa ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan. |
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 |
Cơ sở pháp lý | – Luật Hải quan số 54/2014/QH13
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP |
Số hồ sơ | Lĩnh vực | ||
Cơ quan ban hành | Cấp thực hiện | ||
Tình trạng | Quyết định công bố |