5. Cấp, cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực

Posted on

Việc cấp, cấp lại thẻ kiểm tra viên điện lực cần được cơ quan có thẩm quyền cấp/cấp lại thẻ kiểm tra viên điện lực theo quy định của luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Thông tư 27/2013/TT-BCT, Thông tư 31/2018/TT-BCT.

1. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực

Theo Điều 9 Thông tư 27/2013/TT-BCT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT:

Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành điện;

+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 05 năm trở lên;

+ Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

+ Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;

+ Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành điện;

+  Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;

+  Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; được bố trí công tác tại phòng chuyên môn có chức năng theo dõi về các hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại thời điểm đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

+ Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;

+ Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện;

+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;

+ Đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

+ Nắm vững các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;

+ Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực

a. Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương

Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi cả nước, bao gồm (Điều 6 Thông tư 27/2013/TT-BCT, khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT):

– Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực và khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.

– Phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực.

– Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực.

– Yêu cầu đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện, bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý.

– Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.

b. Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện

Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm (Điều 7 Thông tư 27/2013/TT-BCT, khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT):

– Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực và khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.

– Phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực.

– Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương có quyền kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực.

– Yêu cầu đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện, bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý.

– Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.

c. Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực

Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi quản lý như sau (Điều 8 Thông tư 27/2013/TT-BCT, khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT):

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;

+ Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;

+ Thông báo kịp thời cho đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối trong trường hợp phát hiện có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;

+ Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện

+ Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện của bên mua điện;

+ Kiểm tra việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả;

+ Kiểm tra việc cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện của bên sử dụng điện;

+ Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi bị cấm trong sử dụng điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;

+ Yêu cầu bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;

+ Yêu cầu bên mua điện cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra;

+ Lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.

Lưu ý:

– Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Trường hợp Kiểm tra viên điện lực có hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực. Trường hợp gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hành vi kiểm tra tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhưng không xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực hoặc không có Quyết định kiểm tra của Đơn vị điện lực bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP).

Kết luận: Kiểm tra viên điện lực cần  lưu ý quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP, Thông tư 27/2013/TT-BCT; Thông tư 31/2018/TT-BCT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Thẻ Kiểm tra viên điện lực

Cấp lại Thẻ Kiểm tra viên điện lực