9. Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu)

Posted on

Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu) được thực hiện theo Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2018), Nghị định 54/2010/NĐ-CP, Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP), Thông tư 11/2011/TT-BVHTTDL, Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư 289/2016/TT-BTC, Quyết định 4874/QĐ-BVHTTDL 2019. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ gửi đến bạn đọc một số lưu ý về vấn đề này

1. Khái niệm cơ bản

Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2009, 2018): Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.

Theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 2 Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL:

Phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim là những phim được sản xuất trên cơ sở kết hợp hiệu quả của phim 3D với những hiệu ứng đặc biệt trong phòng chiếu, được tạo ra phù hợp với bối cảnh phim, gây tác động trực tiếp đến người xem phim, tạo cảm giác cho người xem phim như đang tham gia tại hiện trường cảnh phim.

Hiệu ứng đặc biệt là những hiệu ứng có được do áp dụng thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhằm mô phỏng các hiện tượng mưa, gió, tuyết, sấm, chớp hoặc các hiện tượng tự nhiên khác; âm thanh, ánh sáng, khói lửa, mùi vị, sự rung chuyển hoặc các tác động nhân tạo khác, gây tác động đến người xem phim.

2. Điều kiện cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL thì việc cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim phải căn cứ vào thể loại phim thực hiện theo quy định của pháp luật về điện ảnh.

Lưu ý:

– Các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu phải nộp phí thẩm định kịch bản phim, thẩm định và phân loại phim theo quy định tại Điều 4 Thông tư 289/2016/TT-BTC.

– Theo quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL, trường hợp phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt đến người xem phim có nội dung chưa hoàn chỉnh, thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim quy định như sau: Cục Điện ảnh là cơ quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim đối với phim do các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;”

Chỉ chiếu phim đã được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL cấp giấy phép phổ biến phim.

Định kỳ tổ chức kiểm định, bảo dưỡng hệ thống ghế ngồi và thiết bị kỹ thuật trong phòng chiếu theo quy định.

– Thực hiện đúng quy định về phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim tại Điều 3 Thông tư 20/2013/TT-BVHTTDL.

3. Xử phạt vi phạm hành chính

Việc phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim có thể bị xử phạt hành chính trong những trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, 5, 6 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim tại nơi công cộng sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Phổ biến phim tại nơi công cộng được lưu trữ trên mọi chất liệu mà không có nhãn kiểm soát;
+ Phổ biến phim tại nơi công cộng không đúng nội dung và phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
+ Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy;
+ Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.

Kết luận: Các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu phải yêu cầu cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trước khi phổ biến phim ra công chúng.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu)