13. Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
Trong quá trình hoạt động, các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa. Theo khoản 2 điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Theo khoản 3 điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Quy tắc hoạt động là bộ quy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp điều chỉnh hành vi của người tham gia bán hàng đa cấp, quy trình và thủ tục thực hiện các hoạt động bán hàng đa cấp. Theo khoản 5 điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
2. Quy định đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương được quy định như sau:
Trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương tới Sở Công Thương khi có một trong các thay đổi liên quan đến:
– Trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương;
– Người đại diện của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương.
Lưu ý: Theo Điều 22 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, cần lưu ý:
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi thông tin nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi đăng ký sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và tài liệu (01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu có) hoặc 01 văn bản ủy quyền cho người đại diện tại địa phương, kèm theo 01 bản sao được chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện đó trong trường hợp doanh nghiệp không có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương) có liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung tới Sở Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp được bổ sung hồ sơ 01 lần trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. Sở Công Thương trả lại hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn nêu trên.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối xác nhận, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
– Sở Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương và thông báo tới Bộ Công Thương về việc xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Kết luận: Khi thực hiện Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương cần gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tới Sở Công Thương. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương