7. Cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới

Posted on

Muốn thực hiện kinh doanh tại khu điểm chợ biên giới thì ta cần phải đăng ký kinh doanh, xin giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép kinh doanh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể về thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới theo quy định pháp luật tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Nghị định 114/2009/NĐ-CP, Nghị định 14/2018/NĐ-CP, Thông tư 17/2017/TT-BCT.

1. Một số khái niệm cơ bản

Chợ biên giới là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo) (khoản 1 Điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP)

2. Khu (điểm) chợ biên giới

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2017/TT-BCT quy định về khu (điểm) chợ biên giới như sau:

– Khu (điểm) chợ biên giới bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.

– Người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua các cửa khẩu và lối mở biên giới.

3. Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 14/2018/NĐ-CP ghi nhận về chủ thể hoạt động mua bán, hàng hóa tại chợ biên giới như sau:

– Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.

– Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy chứng minh thư biên giới, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia), Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới.

– Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới chỉ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới

Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới được quy định tại Điều 18 Nghị định 14/2018/NĐ-CP như sau:

Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để kinh doanh tại chợ biên giới phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.

5. Quy định về hoạt động kinh doanh tại chợ.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 02/2013/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh tại chợ tuân thủ theo những quy định sau:

Thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với phạm vi ngành nghề của từng loại chợ đều được quyền vào chợ kinh doanh sau khi có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với Ban quản lý chợ hoặc với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ.

– Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật còn phải nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợchịu sự quản lý của Ban quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

– Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng.

– Thương nhân có điểm kinh doanh tại chợ được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng thương mại theo quy đinh của pháp luật.

– Những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công…) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp hành Nội quy chợ.

Về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ: Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:

+ Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ i-on hóa.

+ Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hỏa thắp sáng), khí đốt hóa lỏng (gas), các loại khí nén.

+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh.

+ Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.

+ Để bảo đảm trật tự và văn minh thương mại, hàng hóa kinh doanh tại chợ cần được sắp xếp theo ngành hàng, nhóm hàng và không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu đến nhau

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2017/TT-BCT sau khi tổ chức, cá nhân  đáp ứng quy định về kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới thì Sở Công thương hoặc cơ quan được Sở công thương ủy quyền sẽ xác nhận việc cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tại khu điểm chợ biên giới.

Kết luận: Cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới quy định Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Nghị định 114/2009/NĐ-CP, Nghị định 14/2018/NĐ-CP, Thông tư 17/2017/TT-BCT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới