8. Xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu sẽ được Bộ trưởng sẽ xét tặng bằng khen. Quy trình xét tặng bằng khen của Bộ trưởng được pháp luật quy định hết sức chặt chẽ. Sau đây, Dữ liệu pháp lý có một vài lưu ý đối với vấn đề này dựa trên Luật thi đua khen thưởng 2003 (sửa đổi 2013); Nghị định 91/2017/NĐ-CP; Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL.
1. Đối tượng khen thưởng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL, đối tượng khen thưởng bao gồm:
– Các Tổng cục và tương đương, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ (sau đây gọi là cơ quan thuộc Bộ);
– Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ (sau đây gọi là đơn vị thuộc Bộ);
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở);
– Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, Trung tâm Văn hóa và Thể thao cấp huyện;
– Các phòng, ban hoặc tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a và b khoản này;
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm cả công chức đang trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng không xác định thời hạn đang làm việc tại cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
– Các hiệp hội, hội, liên đoàn nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch;
– Các cá nhân, tập thể không thuộc Ngành có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Các cá nhân, tập thể Việt Nam ở nước ngoài và các cá nhân, tập thể nước ngoài có những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành.
2. Nguyên tắc khen thưởng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL, nguyên tắc khen thưởng bao gồm:
– Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
– Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
– Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
– Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất
– Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.
– Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
-Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
-Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
-Cá nhân làm công tác lãnh đạo, quản lý, ngoài hình thức khen thưởng thành tích cống hiến lâu dài, trong quá trình công tác vẫn được xem xét, đề nghị khen thưởng thường xuyên và các hình thức khen thưởng khác nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định và phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó phụ trách.
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL thì:
1. Cá nhân được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được nhận Bằng khen, Giấy chứng nhận và tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước; được ưu tiên, xem xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định.
2. Tập thể được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được cấp Bằng khen, Giấy chứng nhận và tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; có quyền lưu giữ, trưng bày và sửdụng Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận hoặc hiện vật khen thưởng trên các văn bản, tài liệu chính thức của cơ quan, đơn vị.
3. Cá nhân, tập thể được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có trách nhiệm phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu để đạt danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao hơn; bảo quản các hiện vật được tặng thưởng.
4. Các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL thì:
1. Các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng: Bằng khen; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
2. Hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có tài khoản, con dấu riêng: Giấy khen.
5. Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng
Căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL thì:
5.1. Bằng khen của Bộ trưởng được xét tặng đối với cá nhân
a) Cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
b) Xét tặng hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm của Bộ đối với cá nhân thuộc Sở và cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
c) Xét tặng đột xuất đối với cá nhân lập thành tích đặc biệt xuất sắc tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm cấp quốc gia, quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch do Bộ tổchức, hoặc lập thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động;
d) Xét tặng đột xuất đối với cá nhân ngoài Ngành trong và ngoài nước có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành.
5.2. Bằng khen của Bộ trưởng được xét tặng đối với tập thể
a) Tập thể thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
b) Xét tặng hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các Sở thuộc Cụm thi đua; các phòng, ban (hoặc tương đương) thuộc Sở và cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
c) Xét tặng đột xuất đối với các tập thể lập thành tích xuất sắc đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm cấp quốc gia, quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch hoặc thành tích có tác dụng nêu gương trong Bộ, trong Ngành, không nằm trong chỉ tiêu thi đua hoặc không tham gia ký kết giao ước thi đua hoặc lập thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động;
d) Xét tặng đột xuất đối với các cơ quan, đơn vịngoài Ngành, trong và ngoài nước cónhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành.
6. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL thì thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định như sau:
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì phát động các đợt thi đua thực hiện lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc để xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền đối với cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
3. Sở đề nghị:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét trình Nhà nước khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Bộ trưởng xét khen thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ngoài Ngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, đề nghị Bộ xét khen thưởng.
5. Cá nhân, tập thể quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư này được đề nghị các cấp có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, khen thưởng hoặc đề nghị Bộ xem xét khen thưởng.
Kết luận: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu sẽ được Bộ trưởng sẽ xét tặng bằng khen. Khi xem xét tặng bằng khen của Bộ trưởng cần chứ ý một số quy định của Luật thi đua khen thưởng 2003 (sửa đổi 2013); Nghị định 91/2017/NĐ-CP; Thông tư 07/2019/TT-BVHTTDL.