4. Giải thể trường đại học
Khi trường Đại học muốn giải thể cần có Quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể trường đại học của Thủ tướng Chính phủ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng (khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này (khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung (khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
2. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập và trường đại học hoạt động đào tạo
2.1. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục bao gồm (Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP ):
– Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
– Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
– Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
– Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
– Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.
2.2. Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo
Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo bao gồm (Điều 89 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và khoản 35 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP ):
– Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.
– Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết
– Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
– Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục
– Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.
– Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường.
3. Giải thể trường đại học
Trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP):
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;
– Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
– Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;
– Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
Lưu ý:
– Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học (khoản 2 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
– Quyết định giải thể trường đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (khoản 5 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
Kết luận: Khi trường Đại học muốn giải thể cần có sự cho phép giải thể trường đại học của Thủ tướng Chính phủ theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: