31. Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp tỉnh
Về thủ tục công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp tỉnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT như sau:
1. Nội dung kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Nội dung kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bao gồm (Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ):
– Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục.
– Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục;
Kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình.
2. Tiêu chuẩn công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (Điều 4 Nghị định 20/2014/NĐ-CP).
Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.(Điều 6 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)
3. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi
Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT
3.1. Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
– Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT;
– 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;
– 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT
– Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
3.2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
– Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;
– Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;
– Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
4. Thủ tục kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
4.1. Đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục (khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT )
Gửi hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục theo Điều 28 Nghị định 20/2014/NĐ-CP và tờ trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận;
4.2. Đối với tỉnh duy trì đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ (khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT )
Hằng năm, gửi báo cáo kết quả phổ cập giáo dục theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ, kiểm tra kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hoặc kiểm tra xác suất thực tế tại tỉnh và công nhận lại tỉnh đạt chuẩn;
Lưu ý:
-Trường hợp tỉnh hai năm liền không duy trì được kết quả đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục thì việc kiểm tra công nhận khôi phục lại được thực hiện như kiểm tra công nhận lần đầu (điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ).
Kết luận: Thủ tục công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp tỉnh được quy định tại các điều luật của Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp tỉnh