49. Phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài

Posted on

Trong quá trình hoạt động cơ sở giáo dục Việt Nam nếu có phát sinh việc liên kết đào tạo với nước ngoài cần phải có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT.

1. Định nghĩa liên kết đào tạo.

Tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định: “Liên kết đào tạo là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.”.

Lưu ý:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư thì:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế  được phép, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

– Tại Điều 4 Nghị định 86/2018/NĐ-CP có quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

+ Liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài và hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng quy định hiện hành của Việt Nam về bảo đảm chất lượng giáo dục.

+ Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Việt Nam.

– Về tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài được quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

+ Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế.

+ Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trong nước và của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở giáo dục. Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện theo quy định của Luật đầu tư.

2. Đối tượng, hình thức liên kết.

a) Đối tượng liên kết.

Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ như sau:

+ Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

b) Các hình thức liên kết đào tạo.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì có 3 hình thức liên kết đào tạo như sau:

– Liên kết đào tạo trực tiếp;

– Liên kết đào tạo trực tuyến (online);

– Liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Lưu ý: Tại Điều 24 Nghị định 86/2018/NĐ-CP có quy định về thời hạn liên kết như sau: “Thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.”.

Kết luận: Khi tiến hành thực hiện thủ tục phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài cần tuân thủ theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài