55. Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Posted on

Trong một số trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài cần giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý Các khái niệm cơ bản theo Luật Giáo dục 2019Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Nghị định 124/2014/NĐ-CP, Nghị định 79/2015/NĐ-CPNghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Liên kết đào tạo là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân (Khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP).

Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác. (Khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục 2019)

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam (Khoản 6 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)

2. Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể

Theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài:

– Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hoặc các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

– Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

– Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.

Lưu ý:

Theo khoản 3 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

– Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục;

– Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

Theo điểm a khoản 4 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định: Đối với hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thẩm quyền quyết định giải thể

Thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (khoản 1 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP Điều 47 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;

+ Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học;

+ Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.

Theo khoản 5 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định:

Trường hợp cơ sở giáo dục vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các nội dung vi phạm và xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”

Lưu ý:

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. (khoản 6 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP).

4. Xử phạt hành chính

Khoản 3 Điều 12 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài mà chưa được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất  lượng;

– Liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam;

– Liên kết đào tạo mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

– Liên kết đào tạo mà không bảo đảm điều kiện về phòng học, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên, giảng viên theo quy định;

– Liên kết đào tạo mà không ký kết hợp đồng liên kết đào tạo hoặc ký kết hợp đồng liên kết đào tạo sau khi đã tổ chức đào tạo;

– Liên kết đào tạo với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp lý để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Kết luận: Như vậy, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài giải thể thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Luật Giáo dục 2019Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Nghị định 124/2014/NĐ-CP, Nghị định 79/2015/NĐ-CPNghị định 86/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài