6. Tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài

Posted on

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Có nguồn kiến thức phong phú mới giúp ích cho Đất nước phát triển, vì vậy việc tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài là một phần không thể thiếu. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Nghị định 143/2013/NĐ-CPThông tư 25/2021/TT-BGDĐTQuyết định 2108/QĐ-BGDĐT. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ gửi đến bạn đọc một số lưu ý về vấn đề này:. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ gửi đến bạn đọc một số lưu ý về vấn đề này:

1. Đối tượng dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài

Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BGDĐTứng viên dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài là các đối tượng sau:

  1. Giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn được tham gia tuyển chọn để nhận kinh phí hỗ trợ của Đềán khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Là công dân Việt Nam, tuổi không quá 40 tính đến năm tham gia tuyển chọn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để đi học; không trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật khi tham gia tuyển chọn đi học toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Tham gia tuyển chọn đi học tiến sĩ, thạc sĩ hoặc đang theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ lần đầu tiên;

c) Giảng viên cơ hữu đã đáp ứng điều kiện tuyển sinh của chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo dự kiến tiếp nhận học chính thức trong năm đăng ký tuyển chọn hoặc năm kế tiếp liền kề; hoặc giảng viên nguồn, giảng viên cơ hữu đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ phải còn thời gian học tập, nghiên cứu ít nhất từ 18 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn;

d) Chưa nhận hoặc chưa cam kết nhận học bổng toàn phần từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác cho việc học tập, nghiên cứu ở trình độ dự tuyển tính đến thời điểm được tuyển chọn.

2. Đối tượng tham gia tuyển chọn để được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đi học thạc sĩ phải là giảng viên cơ hữugiảng dạy những ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao của các cơ sở cử đi thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.

2. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh

Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh như sau:

a. Quyền của nghiên cứu sinh

a) Tuân thủ quy định và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian học tập, nghiên cứu; báo cáo cơ sở cử đi tiến độ, kết quả học tập và nghiên cứu định kỳ 06 tháng hoặc khi kết thúc kỳ học, năm học trong thời gian đào tạo và khi tốt nghiệp chương trình đào tạo;

b) Hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn và được cấp bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ theo quy định của cơ sở đào tạo;

c) Trong thời gian học tập, nghiên cứu hoặc chậm nhất trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp, người học tiến sĩ phải công bố kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, được minh chứng bằng ít nhất 02 công bố khoa học đối với người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài, hoặc ít nhất 01 công bố khoa học đối với người học ở các hình thức còn lại trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây viết tắt là WoS/Scopus) với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ. Riêng đối với người học tiến sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục thể thao có thể thay thế công bố khoa học bằng 01 giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận;

d) Tự bảo đảm tài chính để tiếp tục học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào tạo trong trường hợp thời gian đào tạo theo tiếp nhận của cơ sở đào tạo dài hơn thời hạn tối đa được nhận kinh phí hỗ trợ từ Đề án quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;

đ) Thực hiện trách nhiệm của người học theo pháp luật của nước sở tại và theo quy định hiện hành đối với công dân Việt Nam khi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài;

e) Quay trởvề cơ sở cử đi ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc trong thời gian tối thiểu theo quy định của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học không phải là công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định 143); theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định 101) đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan;

g) Thực hiện bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đã nhận từĐề án trong thời gian học tập, nghiên cứu theo quy định tại Nghị định 143 đối với người học không phải là công chức, viên chức và theo quy định tại Nghị định 101 đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan trong trường hợp vi phạm những quy định tại Điều 3 của Nghị định 143, Điều 7 của Nghị định 101 và không thực hiện đầy đủ những trách nhiệm khác của người học quy định tại Điều này.

b. Quyền của nghiên cứu sinh

– Được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo;

– Được trường cử đi đào tạo tạo điều kiện, bố trí thời gian để thực hiện chương trình đào tạo theo quy định;

– Được trường cử đi đào tạo tiếp nhận trở lại làm việc hoặc tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp theo đúng chuyên môn được đào tạo.

– Trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày NCS hoàn thành chương trình đào tạo, nếu trường cử NCS đi học không tiếp nhận trở lại làm việc hoặc không tuyển dụng chính thức làm giảng viên và phân công công việc cho NCS thì NCS không phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.

c. Nghĩa vụ của nghiên cứu sinh

– Sau khi tốt nghiệp phải trở về phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo. Thời gian tối thiểu phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;

– Bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình đào tạo (trừ lý do bất khả kháng khiến cho NCS không thể tiếp tục học tập như: bệnh nặng, thiên tai, chiến tranh, tai nạn, qua đời…), hoặc đã tốt nghiệp nhưng không phục vụ đủ thời gian làm việc. Việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo được thực hiện theo quy định tại điều 5 Nghị định 143/2013/NĐ-CP.

3. Một số lưu ý

Đăng ký đào tạo theo Đề án (Điều 11 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT)

  1. Đối với hình thức đào tạo toàn thời gian ở trong nước, những cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Thông tư này xây dựng đề án theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gửi 01 bản đề án cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
  2. Đối với hình thức liên kết đào tạo, các cơ sởđào tạo đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này phối hợp hoàn thiện hồ sơ liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, gửi 01 bộ hồ sơ cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
  3. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét chọn cơ sở đào tạo ở trong nước, các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và tên các bảng xếp hạng quốc tế theo ngành hoặc lĩnh vực đào tạo được chấp nhận trong phạm vi Đề án.

Kết luận: Tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài  là một thủ tục quan trọng và cần thiết. Để thực hiện hoạt động tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân cần xem xét và tuân thủ các quy định tại Nghị định 143/2013/NĐ-CPThông tư 25/2021/TT-BGDĐTQuyết định 2108/QĐ-BGDĐT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài