120. Thành lập, cho phép thành lập trường tiểu học
Từ xưa đến nay,hoạt động giáo dục rất được quan tâm, trên thế giới đang được đẩy mạnh, ở Việt Nam vấn đề này rất được quan tâm. Do đó mà việc trường tiểu học muốn thực hiện việc giảng dạy rất phổ biến nên đã phát sinh nên thủ tục Thành lập, cho phép thành lập trường tiểu học. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật giáo dục 2019, Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Thông tư 28/2020/TT-BGDDT như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác (khoản 12 Điều 5 Luật giáo dục 2019).
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông (điểm b khoản 1 Điều 6 Luật giáo dục 2019).
Trường tiều học có 2 loại hình (khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2020/TT-BGDDT):
– Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
– Tư thục: do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
1.2. Tên trường, biển tên trường
Tên trường được quy định như sau: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch (khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BGDDT)
Biển tên trường (khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BGDDT):
– Góc trên bên trái
- Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và tên huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo
– Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
– Cuối cùng: ghi địa chỉ, trang website (nếu có), địa chỉ email và số điện thoại của trường.
Lưu ý:
– Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó (khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BGDDT).
2. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục bao gồm (Điều 9 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT và Điều 15 Nghị định 46/2017/NĐ-CP):
– Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.
– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường”.
Lưu ý:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường tiểu học tư thục (khoản 1 Điều 16 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
– Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường (khoản 4 Điều 16 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
3. Đình chỉ hoạt động giáo dục
Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP):
– Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
– Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
– Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
– Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật”.
4. Giải thể trường tiểu học
Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP):
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học;
– Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
– Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
– Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học.
5. Xử lí vi phạm hành chính
Theo Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục mần non như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại văn bản sau:
a) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục;
b) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập; giải thể tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật là quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục; quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Kết luận: Khi Thành lập, cho phép thành lập trường tiểu học cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Thông tư 28/2020/TT-BGDDT
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: