123. Giải thể trường tiểu học
Hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, vì một số lý do mà các trường tiểu học không thể tiếp tục hoạt động. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hoá các quy định liên quan đến thủ tục giải thể trường tiểu học thông qua các quy định tại Luật giáo dục 2019, Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Thông tư 19/2017/TT-BGDĐ, Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT và Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GDĐT quy định, có đủ các điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn quy định hiện hành.
+ Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
+ Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới (Tiểu mục 2.1 Mục 2 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT).
Hiện nay, trường tiểu học có hai loại: Trường tiểu học công lập, trường tiều học tư thục.
Lưu ý:
Trường công lập là trường do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng các nguồn tài chính công, khoản đóng góp phi vụ lợi.
Trường tư thục (trường ngoài công lập) là trường do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đầu tư (Tiểu mục 2.1 Mục 2 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT).
2. Các trường hợp trường tiểu học bị giải thể
Trường tiểu học bị giải thể trong các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 21 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP):
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục;
- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học.
3. Thủ tục giải thể trường tiểu học:
Thẩm quyền giải thể trường tiểu học thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, giải thể đối với trường tiểu học tư thục (khoản 2 Điều 21 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP).
Lưu ý::
- Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Quyết định giải thể trường tiểu học phải được công bố công khai.( Điều 4 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP).
Hồ sơ giải thể: (khoản 3 Điều 21 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)
a) Trường tiểu học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
– Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo;
– Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
– Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
– Biên bản kiểm tra.
b) Trường tiểu học giải thể theo điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
– Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;
4. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến giải thể trường tiểu học:
Theo Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục mần non như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại văn bản sau:
a) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục;
b) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập; giải thể tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật là quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục; quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Kết luận: Khi Giải thể trường tiểu học cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật giáo dục 2019, Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Thông tư 19/2017/TT-BGDĐ, Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT và Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Giải thể trường tiểu học