131. Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập
Theo qui định của Luật Giáo dục hiện hành thì trong hệ thống giáo dục quốc dân không có loại hình trường bán công, nên các trường bán công được thành lập trước đây cần phải chuyển đổi sang các loại hình khác. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT.
1. Mục đích chuyển đổi.
Mục đích chuyển đổi các loại hình cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT như sau:
– Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học và tranh thủ sự đầu tư của xã hội cho giáo dục;
– Trên cơ sở qui hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông (số lượng người học, mạng lưới trường, lớp…) của địa phương, đảm bảo đủ các trường trung học phổ thông (công lập, tư thục) đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người học, yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội và nhân lực của địa phương.
2. Nguyên tắc chuyển đổi.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT thì việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non dân lập cần phải đảm bảo được 4 nguyên tắc chung sau:
– Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước; điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của các loại hình nhà trường mỗi cấp học;
– Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy định của pháp luật; không gây gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các tầng lớp nhân dân; các đối tượng chính sách xã hội, người học vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ học tập; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
– Các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi để không còn loại hình trường bán công ở giáo dục mầm non; trường bán công, dân lập ở giáo dục phổ thông;
– Căn cứ vào quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân cấp tỉnh) xây dựng lộ trình, kế hoạch và xem xét, quyết định việc chuyển đổi loại hình trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung chuyển đổi.
Nội dung chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non dân lập được quy định tại Điều 5 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT, bao gồm các vấn đề sau:
– Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường:
+ Cộng đồng dân cư tại cơ sở (thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn) có nhu cầu đầu tư xây dựng trường mầm non dân lập trên cơ sở trường mầm non bán công thì xây dựng đề án chuyển đổi. Đề án chuyển đổi phải làm rõ những nội dung đã được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Chương III Quy định này.
– Về tổ chức: sau khi chuyển đổi, trường phải hoạt động theo quy chế tổ chức của trường mầm non dân lập đã được quy định.
– Về nhân sự: người lao động trong biên chế nhà nước và ngoài biên chế nhà nước được sắp xếp và giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Chương II Quy định này.
– Đối với trẻ đang học tại trường: được giải quyết theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Chương II Quy định này.
– Về tài sản, tài chính:
+ Khi chuyển sang loại hình trường dân lập, phần tài sản, tài chính thuộc nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn hình thành do biếu tặng hoặc tích luỹ trong quá trình hoạt động của trường mầm non bán công giao lại cho trường dân lập quản lý, sử dụng và được xác định là tài sản của cả cộng đồng, không thuộc về riêng nhà trường. Phần tài sản, tài chính khác (nếu có) đã được xác định thì chuyển đổi theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 5 Điều 4 Chương II Quy định này.
4. Trình tự chuyển đổi.
Theo quy định tại Điều 7 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT thì việc chuyển đổi được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Xác định loại hình các trường hiện có theo quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc xét chuyển đổi. Sau khi đã xác định đúng loại hình từng trường, các trường bán công ở giáo dục mầm non và bán công, dân lập ở giáo dục phổ thông sẽ thuộc loại hình bắt buộc phải chuyển đổi sang các loại hình trường khác theo quy định.
Bước 2: Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường, gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Xác định loại hình trường cần chuyển đổi;
– Thời điểm chuyển đổi;
– Nội dung chuyển đổi;
– Đối với trường bán công chuyển sang trường tư thục, dân lập, nội dung chuyển đổi cần làm rõ:
+ Chủ đầu tư; chứng minh khả năng tài chính của chủ đầu tư;
+ Xây dựng các phương án giải quyết đối với người học, đối với người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước; phương án chuyển đổi tài sản, tài chính;
+ Trong quá trình chuyển đổi, ngoài việc thực hiện chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào khả năng ngân sách, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với người học, người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước đang học tập, công tác ở trường bán công, dân lập nay chuyển sang học tập và công tác tại trường tư thục; ở trường mầm non bán công chuyển sang trường mầm non dân lập.
Bước 3: Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản:
– Các trường bán công, dân lập tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
– Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí:
+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước;
+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân (hoặc vay, mượn, thuê);
+ Giá trị tài sản được hình thành do biếu, tặng;
+ Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.
Bước 4: Thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính:
– Trường bán công, dân lập tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trước khi chuyển đổi. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải được thực hiện bởi một cơ quan kiểm toán nhà nước.
Kết luận: Khi tiến hành thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập cần tuân thủ theo quy định tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT..
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập