49. Công nhận đăng kiểm viên (lần đầu) phương tiện thủy nội địa
Công nhận đăng kiểm viên (lần đầu) phương tiện thủy nội địa là thủ tục hành chính do người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên gửi hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam để được công nhận đăng kiểm viên (lần đầu) phương tiện thủy nội địa. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Đăng kiểm viên) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được công nhận là Đăng kiểm viên để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT).
Đăng kiểm viên bao gồm Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra và Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế.
Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra là Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm vỏ tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu) hoặc Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm máy và điện tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu). Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra bao gồm 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT).
Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế (sau đây gọi là Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế) là Đăng kiểm viên thực hiện thẩm định các loại thiết kế dùng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, nhập khẩu phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT).
2. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên
2.1. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III được quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT như sau:
– Có trình độ chuyên môn thuộc một trong các trường hợp sau: Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền; Đã tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy; Có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành điều khiển tàu biển, động cơ đốt trong, điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 1 hoặc chương trình 3 quy định tại Mục III Phụ lục I của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.
– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
– Thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm như sau: Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11: tối thiểu 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc 12 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên. Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện nhiệm vụ theo quy định, tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT: tối thiểu 12 tháng.
2.2 Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II được quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT như sau:
– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.
– Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
– Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.
2.3 Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I được quy định tại Điều 7 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT như sau:
– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
– Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.
– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C trở lên hoặc tương đương.
– Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I tối thiểu 12 tháng.
2.4 Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế được quy định tại Điều 8 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT như sau:
– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, điện tàu thủy.
– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
– Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 12 tháng.
Kết luận: Công nhận đăng kiểm viên (lần đầu) phương tiện thủy nội địa là thủ tục hành chính do người đủ điều kiện được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên gửi hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam để được công nhận đăng kiểm viên (lần đầu) phương tiện thủy nội địa. Trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT.
Chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục xem tại đây: