59. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy

Posted on

Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy là thủ tục quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Thông tư 45/2012/TT-BGTVT, Thông tư 67/2015/TT-BGTVT, Thông tư 199/2016/TT-BTC như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT, quy định: Xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe) là loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2011/BGTVT. Căn cứ tại Thông tư 67/2015/TT-BGTVT, quy định QCVN 14:2015/BGTVT thay thế QCVN 14: 2011/BGTVT, do đó theo QCVN 14: 2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy thì:

Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3, nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW.

Xe mô tô là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh (không bao gồm các xe được định nghĩa theo xe gắn máy) và đối với xe ba bánh có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.

=> Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy là chứng chỉ xác nhận việc sản xuất, lắp ráp xe đã được kiểm tra chất lượng và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2. Nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT, theo đó, nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy bao gồm:

– Kiểm tra thông số kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

– Kiếm tra kết quả thử nghiệm xe của cơ sở thử nghiệm;

– Kiểm tra quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm;

– Kiếm tra phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ theo quy định;

– Kiểm tra các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo quy định;

– Kiểm tra việc hướng dẫn sử dụng xe, cách thức sử dụng các thiết bị của xe và hướng dẫn về an toàn cháy nổ; và kiểm tra phiếu bảo hành sản phẩm;

– Kiểm tra về tính không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.

Lưu ý:

Đối với doanh nghiệp lần đầu sản xuất, lắp ráp xe thì phải kiểm tra việc được xác nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp xe của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy

– Thỏa mãn yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng QCVN 14:2015/BGTVT.

– Thoả mãn yêu cầu về khí thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04 : 2009/BGTVT hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương.

4. Một số lưu ý

– Quy trình thực hiện để được cấp giấy chứng nhận theo Điều 7 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT được quy định như sau:

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP (đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất);

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ và thực hiện đánh giá COP theo quy định: nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu đạt yêu cầu, trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng.

– Yêu cầu về lệ phí Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy là 50.000đồng/giấy (căn cứ tại Biểu mức thu phí, lệ phí kèm theo Thông tư số 199/2016/TT-BTC ).

Kết luận: Để được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy thì cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT, Thông tư 67/2015/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy