10. Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2

Posted on

Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2 là một thủ tục hành chính do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện để nhận được văn bản chấp thuận từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP, Nghị định 138/2018/NĐ-CP như sau:

1. Một số khái niệm liên quan

Cơ sở đào tạo lái xe ô tô là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

Xe tập lái dùng để đào tạo lái xe ô tô, được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định này, có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường của học viên, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

Xe sát hạch dùng để sát hạch lái xe, được gắn 02 biển “SÁT HẠCH” trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

Lưu lượng đào tạo là số lượng học viên lớn nhất mà cơ sở được phép đào tạo tại một thời điểm, được xác định bằng tổng số học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe, bao gồm cả học viên học lý thuyết và thực hành tại thời điểm xác định lưu lượng đào tạo. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

Trung tâm sát hạch lái xe là cơ sở được xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe và được phân loại như sau: (khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

+ Trung tâm sát hạch loại 1: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F (FB2, FC, FD, FE);

+ Trung tâm sát hạch loại 2: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2 và hạng C;

+ Trung tâm sát hạch loại 3: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 và hạng A4.

2. Điều kiện kinh doanh của trung tâm sát hạch lái xe.

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP), điều kiện về cơ sở vật chất của trung tâm sát hạch lái xe được quy định như sau:

2.1. Điều kiện chung: (khoản 1 Điều 18 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)

Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2

Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe: Có ít nhất 01 thiết bị được cài đặt phần mềm sát hạch lái xe mô phỏng do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Xe cơ giới dùng để sát hạch: Số lượng xe cơ giới dùng để sát hạch: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe

Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;

Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;

Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.

Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe: Có ít nhất 01 thiết bị được cài đặt phần mềm sát hạch lái xe mô phỏng do Bộ Giao thông vận tải quy định.

2.2. Điều kiện kỹ thuật: (khoản 2 Điều 18 Nghị định 65/2019/NĐ-CP)

Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.

3. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 65/2016/NĐ-CP:

– Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp cho trung tâm sát hạch lái xe đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

– Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XII kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận hoặc có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng ô tô sử dụng để sát hạch lái xe. Giấy chứng nhận cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp trước đó.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động trung tâm sát hạch lái xe

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2;

+ Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 3 trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4.  Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2.

4.1 Hồ sơ.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP), hồ sơ bao gồm:

– Quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) trừ các dự án không phải phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên) (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);”

– Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể;

– Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

– Hồ sơ thiết kế hình sát hạch, bản kê khai loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động.

4.2 Trình tự thực hiện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP), trình tự thực hiện như sau:

– Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

– Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận gửi tổ chức, cá nhân đồng thời gửi Sở Giao thông vận tải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì được coi như đã chấp thuận đề nghị.

Kết luận: Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2 là một thủ tục hành chính do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện để nhận được văn bản chấp thuận từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Khi thực hiện thủ tục này, các tổ chức hoặc cá nhân cần phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP, Nghị định 138/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2