41. Chấp thuận ngừng khai thác tuyến chạy xe tuyến vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào

Posted on

Về chấp thuận ngừng khai thác tuyến chạy xe vận tải hành khác tuyến cố định Việt – Lào. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Thông tư 88/2014/TT-BGTVT như sau:

1. Quy định đối với phương tiện

Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.(khoản 1 Điều 3 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT).

– Phương tiện thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT bao gồm:

–  Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;

– Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;

– Xe ô tô vận tải hàng hóa;

– Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào (không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước).

 

2. Một số quy định về vận tải hành khách theo tuyến cố định(Điều 23 Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)

 

– Tuyến vận tải hành khách phải xuất phát tại bến của một Bên ký kết và kết thúc tại bến xe của Bên ký kết kia. Các bến xe phải đạt tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên quy định.

– Việc mở tuyến vận tải hành khách cố định, chấp thuận cho doanh nghiệp, hợp tác xã và phương tiện khai thác trên tuyến, tổ chức hoạt động của tuyến… do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên thống nhất quyết định. Cơ quan quản lý tuyến ghi rõ phương tiện, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động, hành trình, lịch trình trong văn bản chấp thuận của mình để doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện.

– Mỗi chuyến xe phải có danh sách hành khách đi trên xe. Doanh nghiệp vận tải liệt kê danh sách hành khách trước khi xuất bến để Bến xe xác nhận; lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải ghi đầy đủ danh sách hành khách bổ sung dọc đường. Danh sách hành khách được cung cấp cho các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan khác khi được yêu cầu. Mẫu danh sách hành khách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của hai Bên phát hành và thông báo cho nhau biết để thuận tiện kiểm tra, kiểm soát.

– Mỗi hành khách được phép mang theo  một kiện hành lý miễn cước có khối lượng tới 20 kg và với kích thước hợp lý. Người vận tải có thể thu cước đối với hành lý phụ trội. Giá cước tùy thuộc vào tuyến đường, nhưng không vượt quá 2% giá vé đủ chặng của hành khách cho một (01) kg phụ trội.

Vé hành khách và đại lý bán vé hành khách: Vé hành khách bao gồm thông tin tối thiểu sau đây bằng ngôn ngữ quốc gia và bằng tiếng Anh: điểm xuất phát và đích đến; ngày hành trình hoặc thời hạn có hiệu lực của vé; giá vé; bảo hiểm; thông báo về chế độ trách nhiệm của Người vận tải….;Vé phải ghi tên, số hộ chiếu của mỗi hành khách; Việc tổ chức các đại lý bán vé của các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.

3. Về vận tải hành khách bằng xe ô tô

 

Vận tải hành khách bằng ô tô phải chấp hành các quy định tại Điều 68 luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

– Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

– Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

– Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

– Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

4. Ngừng khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào

 

Ngừng khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách tuyến cố định Việt –Lào được quy định tại Điều 19 thông tư 88/2014/TT-BGTVT như sau:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào khi không có nhu cầu khai thác trên tuyến phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định cho cơ quan quản lý tuyến trước 15 ngày.

– Trường hợp xe ô tô ngừng khai thác trên tuyến, chậm nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại Ký hiệu phân biệt quốc gia, Giấy phép liên vận của xe ngừng khai thác trên tuyến cho Sở Giao thông vận tải địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.

 

Kết luận: Thủ tục chấp nhận ngừng khai thác tuyến chạy xe tuyến vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào được thực hiện theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thông tư 88/2014/TT-BGTVT .

Chi tiết trình tự, hồ sơ, thủ tục xem tại đây:

Về chấp thuận ngừng khai thác tuyến chạy xe vận tải hành khác tuyến cố định Việt – Lào