1. Phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, Thông tư 57/2013/TT-BGTVT, Thông tư 198/2016/TT-BTC.
1. Khái niệm
Khoản 5 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định:
– Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.
– Vùng đất cảng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác.
– Vùng nước cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão;
– Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.
2. Phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
2.1. Kế hoạch an ninh
– Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa do doanh nghiệp khai thác cảng xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người, cảng, tàu, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi cảng, tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.
– Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải được lập và duy trì trên cơ sở đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa phải đưa ra các biện pháp phù hợp đối với ba cấp độ an ninh (Điều 7 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT).
2.2. Thực hiện thủ tục
– Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cảng vụ Đường thủy nội địa.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cảng vụ Đường thủy nội địa phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa. Nếu hồ sơ đề nghị đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cảng, Cảng vụ Đường thủy nội địa trình hồ sơ lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện theo quy định phải hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh đồng thời cấp Giấy chứng nhận phù hợp đối với cảng thủy nội địa. Trường hợp không cấp được phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 13 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT).
Kết luận: Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa đến Cảng vụ Đường thủy nội địa. Trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa đảm bảo theo quy định tại Thông tư 57/2013/TT-BGTVT
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa