5. Công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương
Trong quá trình hoạt động luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương, tổ chức cá nhân phát sinh nhu cầu đóng luồng cần công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp lý sẽ cụ thể nội dung này theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Thông tư 15/2016/TT-BGTVT, Thông tư 36/2021/TT-BGTVT:
1. Khái niệm
Theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BGTVT quy định:
– Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
– Chiều dài luồng đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy nội địa.
Theo Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định:
– Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo; chiều dài tuyến đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối.
– Chiều rộng luồng là chiều rộng nhỏ nhất của đáy luồng thực đo tại một vị trí trên đường thủy nội địa.
– Độ sâu luồng là khoảng cách thẳng đứng từ mặt nước đến đáy luồng tại một vị trí trên đường thủy nội địa ở 01 (một) thời điểm cụ thể.
– Độ sâu luồng lớn nhất và nhỏ nhất là độ sâu thực đo tại vị trí sâu nhất và nông nhất trên đường thủy nội địa tương ứng với mực nước lớn nhất và nhỏ nhất.
2. Đường thủy nội địa chuyên dùng và đường thủy nội địa địa phương
Căn cứ vào phân loại đường thủy nội địa được quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 8 của Thông tư này.
– Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công bố Danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
3. Thông báo luồng
Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định: Thông báo luồng đường thủy nội địa là văn bản do cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều này ban hành, công bố trên cơ sở kết quả khảo sát để phục vụ quản lý và cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông
– Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
– Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
4. Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
-Thẩm quyền công bố đóng luồng đường thủy nội địa: Cơ quan quyết định công bố mở luồng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố đóng luồng.
–Hồ sơ đóng luồng: (khoản 3 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP)
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có biên bản kiểm tra hiện trạng luồng của Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương); biên bản kiểm tra hiện trạng luồng giữa Sở Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương. Trong biên bản phải có kết luận về tình trạng luồng không đảm bảo an toàn khai thác;
+ Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng luồng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Đơn đề nghị công bố đóng luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
+ Phương án thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng lập.
– Thủ tục đóng luồng quốc gia, luồng địa phương(khoản 4 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP)
+ Trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Sau khi kiểm tra, nếu không đảm bảo an toàn khai thác vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo tạm dừng khai thác vận tải gửi đơn vị trực tiếp quản lý luồng và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời lập hồ sơ đề nghị công bố đóng luồng gửi cơ quan có thẩm quyền đóng luồng;
+ Trường hợp đóng luồng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị đóng luồng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đóng luồng, thời điểm đóng luồng gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Thời gian thông báo trước thời điểm yêu cầu đóng luồng ít nhất 30 ngày. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia) hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương) lập hồ sơ đề nghị đóng luồng gửi Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định đóng luồng có hiệu lực;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố đóng luồng theo phạm vi quản lý.
5. Trường hợp công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Luồng đường thủy nội địa được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau:
a) Không đảm bảo an toàn khai thác vận tải;
b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.
Kết luận: Tổ chức, cá nhân yêu cầu cầu đóng luồng cần công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng cần lưu ý các quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Thông tư 15/2016/TT-BGTVT, Thông tư 36/2021/TT-BGTVT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương