29. Cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

Posted on

Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh trường hợp cần cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Do đó chủ bến thủy nội địa cần thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

1. Khái niệm

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. (khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004)

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. (khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004)

Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng. (khoản 6 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT)

Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia. (khoản 8 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT)

Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa. (khoản 12 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT)

2. Nguyên tắc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa

Việc xây dựng bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa. (khoản 3 Điều 13 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi 2014)

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa chưa có trong quy hoạch hoặc có sự khác nhau so với quy hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận. (khoản 2 Điều 5 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT)

3. Thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT thì Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn thuộc địa giới hành chính của địa phương.

4. Trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT các trường hợp phải được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa bao gồm:

  • Giấy phép hoạt động hết hiệu lực
  • Thay đổi chủ sỡ hữu
  • Thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của biển

Lưu ý:

Khoản 2 Điều 12 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quy định hồ sơ chủ bến thủy nội địa gửi đến Sở Giao thông vận tải phải bao gồm các loại giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

– Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp, chủ bến phải gửi kèm theo đơn đề nghị văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến hoặc văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập (nếu có);

Trường hợp do thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến, chủ bến phải gửi kèm theo đơn đề nghị các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nêu trên;

– Đối với bến thủy nội địa do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực của bến, thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này;

– Đối với bến thủy nội địa được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 mà bị thất lạc hồ sơ thì chủ bến phải kèm theo đơn đề nghị bản vẽ mặt bằng công trình bến, sơ đồ vùng nước, vùng đất của bến.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa gửi chủ bến theo Mẫu số 8, giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 50/2015/TT-BGTVT

5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa được cấp lại

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT:

Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa được cấp lại bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ bến hoặc theo đề nghị của chủ bến.

Đối với bến hoạt động tạm thời để bốc xếp vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng công trình, nhà máy, khu công nghiệp thì thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động của bến cấp lại bằng thời gian thực hiện xây dựng công trình, nhà máy, khu công nghiệp.

6. Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Đưa bến thủy nội địa vào hoạt động mà không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa

Kết luận: Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh việc cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Trình tự, thủ tục quy định theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa