49. Phê chuẩn Giấy chứng nhận tổ chức thiết kế sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay

Posted on

Để có thể được Phê chuẩn Giấy chứng nhận tổ chức thiết kế sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay, cá nhân, tổ chức phải thực hiện gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.

1. Một số khái niệm:

Người khai thác tàu bay bao gồm các loại sau: (theo Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006)

+ Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.

+ Tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.

+ Cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.

Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác là một trong các điều kiện cần đáp ứng để Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (theo điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006)

AOC là viết tắt của Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay (theo phần 12 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

2 Phê chuẩn sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay

2.1. Quy chế quản lý khai thác tàu bay đối với tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay (theo Điều 12.153 phần 12 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)
– Người có AOC phải trình để Cục HKVN phê chuẩn tài liệu hướng dẫn khai thác của từng loại và kiểu tàu bay dự kiến khai thác, bao gồm các phương thức trong trường hợp bình thường, bất thường và khẩn nguy sử dụng khi khai thác tàu bay.

– Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất tàu bay đối với từng loại và kiểu tàu bay cụ thể, phải bao gồm các thông số khai thác cụ thể, các chi tiết về hệ thống tàu bay, và các danh mục kiểm tra áp dụng đối với Người khai thác đã được Cục HKVN phê chuẩn.

– Nội dung của tài liệu hướng dẫn phải tuân theo các nguyên tắc yếu tố con người.

– Người có AOC phải cung cấp tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay cho các thành viên tổ lái và những người được giao thực hiện các chức năng kiểm soát khai thác.

– Người có AOC khai thác bay taxi có thể sử dụng bản sao tài liệu khai thác bay hiện hành của nhà sản xuất tàu bay, tài liệu này phải được Cục HKVN chấp thuận và phải mang theo tàu bay.

2.2. Nội dung của tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay (theo PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 12.153 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHAI THÁC phần 12 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

Tài liệu hướng dẫn khai thác có thể ban hành riêng rẽ từng phần theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và phải được tổ chức theo cấu trúc như sau:

– Tổng quát;

– Các thông tin khai thác tàu bay;

– Tuyến đường bay và sân bay;

– Huấn luyện

2.3. Quy chế quản lý khai thác tàu bay đối với tài liệu điều hành bảo dưỡng tàu bay (theo Điều 12.227 phần 12 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

– Người có AOC phải cung cấp cho Cục HKVN và quốc gia đăng ký, nếu quốc gia đăng ký không phải là Việt Nam, tài liệu điều hành bảo dưỡng dành cho nhân viên khai thác và nhân viên bảo dưỡng liên quan và các sửa đổi tiếp theo, trong tài liệu miêu tả chi tiết cơ cấu tổ chức bảo dưỡng (xem chi tiết tại điểm a Điều 12.227 phần 12 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

– Nội dung của tài liệu phải tuân thủ nguyên tắc yếu tố con người.

– Tài liệu phải được xem xét hoặc sửa đổi khi cần nhằm đảm bảo các thông tin trong tài liệu được cập nhật kịp thời.

– Người có AOC phải kịp thời trang bị tài liệu điều hành bảo dưỡng hoặc các phần cần thiết của tài liệu cùng với các sửa đổi cho tất cả các cá nhân và tổ chức yêu cầu phải sử dụng tài liệu này.

– Người có AOC không được cung cấp cho nhân viên của mình sử dụng trong vận tải hàng không thương mại tài liệu điều hành bảo dưỡng hoặc các phần của tài liệu khi chưa được Cục HKVN xem xét và phê chuẩn.

– Người có AOC phải cung cấp cho Cục HKVN và quốc gia đăng ký, nếu quốc gia đăng ký không phải là Việt Nam, bản sao tài liệu điều hành bảo dưỡng, các sửa đổi của tài liệu trước khi đưa vào sử dụng.

2.4. Điều kiện, yêu cầu khi thực hiện sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay

Đáp ứng yêu cầu được quy định tại các quy chế hàng không (QCHK-KT1, QCHK-KT3)

Đáp ứng yêu cầu được quy định tại Quy chế an toàn hàng không dân dụng

Khi có những sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác, tài liệu về điều hành và chương trình bảo dưỡng đã được phê duyệt, Người khai thác tàu bay thực hiện theo các hướng dẫn theo các Phụ lục tương ứng dưới đây:

– Phụ lục về tài liệu hướng dẫn khai thác.

– Phụ lục để có chi tiết về các hướng dẫn tiếp theo về cách soạn thảo tài liệu “Danh mục thiết bị tối thiểu” (MEL).

– Phụ lục các thông tin cụ thể trong bảng thông tin bằng hành động cho hành khách.

– Phụ lục các thông tin cụ thể về sân bay để đưa vào hệ thống kiểm soát dữ liệu hàng không.

– Phụ lục các nguồn cung cấp báo cáo thời tiết thỏa mãn cho việc lập kế hoạch bay và kiểm soát tiến trình bay.

– Phụ lục các yêu cầu chi tiết trong chương trình làm tan băng của Người khai thác. – Phụ lục về nội dung tài liệu điều hành bảo dưỡng.

– Phụ lục các yêu cầu bổ sung về hệ thống chất lượng đối với các hoạt động bảo dưỡng.

3 Xử phạt vi phạm hành chính

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi: Không cập nhật, duy trì hệ thống tài liệu an toàn, hướng dẫn khai thác theo quy định (theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP)

Kết luận: Người thực hiện đăng ký Phê chuẩn sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay cần tuân thủ quy định của Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê chuẩn sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay