13. Đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ

Posted on

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể phát sinh việc thay đổi trụ sở chính hoặc tên gọi của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp cần đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật khoa học và công nghệ 2013, Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Nghị định 23/2014/NĐ-CP, Thông tư 37/2014/TT-BKHCN, Thông tư 15/2016/TT-BKHCN, Quyết định 3944/QĐ- BKHCN như sau:

1. Khái niệm cơ bản

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội (khoản 6 Điều 3 Luật khoa học và công nghệ 2013).

 Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm (khoản 4 Điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP).

Chính phủ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm mục đích tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tài trợ, cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia (khoản 1 Điều 60 Luật khoa học và công nghệ 2013).

 2. Điều kiện đối với đề tài

Các đề tài được lựa chọn để tài trợ đáp ứng các yêu cầu sau đây (khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN):

– Phù hợp với định hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ ban hành;

– Phát triển, áp dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản hoặc xác định những phương pháp, cách thức mới để giải quyết những vấn đề cụ thể, phục vụ con người và xã hội.

3. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài

Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN như sau:

3.1.  Đối với tổ chức chủ trì đề tài

tư cách pháp nhân, có năng lực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài.

3.2.  Đối với chủ nhiệm đề tài

– Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài;

– Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây;

– Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian năm 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Có kết quả nghiên cứu đã được công bố (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng) trong thời gian 10 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ được ứng dụng:

– Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài.

3.3. Đối với thành viên nhóm nghiên cứu đề tài 

Thành viên nhóm nghiên cứuu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:

– Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: có trình độ từ đại học trở lên; có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín hoặc có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05  năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;

– Thành viên có trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên tạp chí quốc gia hoặc quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng;

– Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác.

4. Điều kiện đối với kết quả, sản phẩm của đề tài

Điều kiện đối với kết quả, sản phẩm của đề tài quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN như sau:

4.1. Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Kết quả: những phương pháp, cách thức mới để giải quyết các vấn đề về xã hội, con người

Sản phẩm: phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

– 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín;

– 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín;

Lưu ý:

Trường hợp do đặc thù của vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế thì sản phẩm đề tài phải có ít nhất 01 sách chuyên khảo (đã xuất bản) và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Hội đồng khoa học đánh giá xét chọn đề xuất các trường hợp này để Quỹ xem xét, quyết định (Điều 4 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

4.2. Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Kết quả: công nghệ mới, bao gồm bí quyết kỹ thuật, phương án, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

Sản phẩm:  phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

– 02 bằng độc quyền sáng chế hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc 01 bằng độc quyền sáng chế và 01 bằng bảo hộ giống cây trồng;

– 01 bằng độc quyền sáng chế hoặc 01 bằng bảo hộ giống cây trồng; và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích.

Lưu ý:

Trường hợp chưa được cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng bảo hộ giống cây trồng thì phải có thông báo chấp nhận đơn và minh chứng về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nội dung của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng bảo hộ giống cây trồng và kết quả tra cứu khả năng bảo hộ từ các cơ quan, tổ chức có chứng nhận hoạt động hợp pháp (Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

Lưu ý: 

Tại cùng một thời điểm, mỗi cá nhân làm chủ nhiệm không quá 01 đề tài do Quỹ tài trợ (trừ trường hợp là nhiệm vụ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn) (khoản 4 Điều 8 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

Chủ nhiệm đề tài là tác giả của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 01 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc 01 bằng bảo hộ giống cây trồng từ kết quả của đề tài (khoản 5 Điều 9 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

Thời gian thực hiện đề tài không quá 36 tháng (không kể thời gian gia hạn) (khoản 1 Điều 9 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài gồm 01 bộ hồ sơ bản giấy và hồ sơ điện tử, bao gồm: đơn đăng ký đề tài; thuyết minh đề tài; lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên và các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu; tài liệu liên quan khác nếu tổ chức, cá nhân thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ (khoản 3 Điều 7 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN).

Kết luận: Khi đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ thì tổ chức cá nhân nộp hồ sơ tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, đồng thời khi thực hiện cần đáp ứng các điều kiện tại Luật khoa học và công nghệ 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, Nghị định số 23/2014/NĐ-CP, Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN, Thông tư 15/2016/TT-BKHCN, Quyết định 3944/QĐ- BKHCN.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ