14. Giám định vết thương còn sót
Căn cứ những quy định Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề giám định vết thương còn xót.
1. Một số khái niệm cơ bản
Khám giám định lần đầu là khám giám định để xác định tình trạng tổn thương và tỷ lệ % TTCT do thương tật cho các đối tượng mà trước đó chưa khám giám định lần nào (khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh (khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Khám giám định phúc quyết lần cuối là khám giám định do Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối thực hiện. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này (khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Tỷ lệ tổn thương cơ thể được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương tật (khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
2. Điều kiện giám định
Người bị thương căn cứ theo Điều 40 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP được giám định vết thương trong các trường hợp sau:
– Người bị thương đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.
– Người bị thương đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí.
– Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.
3. Giải quyết giám định vết thương còn sót
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH: thì thẩm quyền giải quyết thuộc về: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Thời hạn giải quyết: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
Kết luận: Giám định vết thương còn sót được quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH
Chi tiết trình tư, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Giám định vết thương còn sót