22. Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ

Posted on

Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ là thủ tục hành chính mà công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, Các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH,  Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Giám định lại thương tật

Giám định tại thương tật theo quy định tại Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

– Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại:

+ Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.

+ Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.

+ Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.

+ Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

+ Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

+ Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.

+ Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.

+ Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

– Người bị thương đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.

– Người bị thương đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí.

– Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.

2. Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường hợp phải phẫu thuật thì kèm phiếu phẫu thuật (Điều 20 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).

Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.

Đối với thương binh đang tại ngũ, thủ tục lập hồ sơ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn. Hồ sơ thẩm định gồm các giấy tờ nêu tại Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 20 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH  kèm công văn đề nghị của Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc phòng hoặc Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân – Bộ Công an.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến cơ quan đề nghị để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.

Kết luận: Khi Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH,  Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây

Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ