31. Hỗ trợ người có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng

Posted on

Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua của Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020, Nghị định số 131/2021/NĐ-CPThông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Điều 3 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020 quy định:

Người có công với cách mạng bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

+ Liệt sĩ;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

2. Quy định về chế độ hỗ trợ

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng được quy định như sau:

2.1 Thương binh, bệnh binh khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày hoặc dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần

2.2 Thương binh, bệnh binh và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật).

3. Giải quyết hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ đề nghị của đối tượng và Sổ quản lý cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình  để cấp giấy giới thiệu đối tượng đi làm dụng cụ chỉnh hình hoặc phục hồi chức năng đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng gần nhất. Căn cứ xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào giấy giới thiệu, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng.

Kết luận: Khi thực hiện thủ tục hỗ trợ người có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào đề nghị của đối tượng và Sổ quản lý cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình để cấp giấy giới thiệu đối tượng đi làm dụng cụ chỉnh hình hoặc phục hồi chức năng đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng gần nhất. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2020, Nghị định số 131/2021/NĐ-CPThông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Chi tiết trình tư, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Hỗ trợ người có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng