43. Giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp
Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Quyết định 170/2008/QĐ-TTg quy định chi tiết về giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp. Sau đây, Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:
1. Hồ sơ
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ như sau:
– Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:
+ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
+ Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).
– Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg (Mẫu số 04–B).
+ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
+ Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết, kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
– Bước 1: Thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử, gửi bộ phận một cửa của UBND cấp xã.
– Bước 2:
+ Cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn đối tượng bổ sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận hồ sơ.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ (bản sao có công chứng) xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội qua Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện.
– Bước 3:
+ Cán bộ của Phòng Lao động – TB&XH trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công huyện có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội qua Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
– Bước 4:
+ Cán bộ của Sở Lao động – TB&XH trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm: Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí và ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05).
– Bước 5: Đối tượng nhận kết quả qua bộ phận một cửa của UBND cấp xã theo quy định.
3. Cách thức tiến hành
Nộp hồ sơ: Lựa chọn nộp hồ sơ qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (gửi qua bưu điện thông thường hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
– Gửi hồ sơ qua mạng. Khi cán bộ của Sở thẩm định xong hồ sơ qua mạng, yêu cầu tổ chức, cá nhân gửi bản giấy đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công để chuyển cho cán bộ tiếp nhận lưu hồ sơ và đồng thời nhận kết quả. Trong trường hợp hồ sơ bản giấy có sự sai lệch so với hồ sơ đã gửi qua mạng cho cán bộ của Sở thẩm định và phê duyệt thì tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm đối với sai lệch đó theo quy định pháp luật.
Nhận kết quả: Lựa chọn nhận kết quả qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
– Nhận kết quả trực tiếp;
– Đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Kết luận: Trên đây là một số thông tin lưu ý về giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc căn cứ trên Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Quyết định 170/2008/QĐ-TTg.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ MAI TÁNG PHÍ ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG THỜI KỲ CHỐNG PHÁP