5. Hoãn/Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại trung tâm quản lý sau cai nghiện
Hoãn/ miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại trung tâm quản lý sau cai nghiện.Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Nghị định 116/2021/NĐ-CP , Luật Phòng chống ma túy 2021 như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy phòng, chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo quy định của pháp luật. (Khoản 9 Điều 3 Nghị định 116/2021/NĐ-CP)
Tái nghiện là trường hợp người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc kết thúc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có hành vi sử dụng ma túy trái phép, được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 116/2021/NĐ-CP)
2. Đối tượng, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quản lý sau cai:
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 40 Luật Phòng chống ma túy 2021 thì các đối tượng sau:
– Người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định.
– Người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định. Sẽ phải chịu quản lý sau cai nghiên:
–Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức quản lý, hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy.
Lưu ý:
– Không áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm đối với người đã hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc, có nguy cơ tái nghiện cao theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất hoặc bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; người thuộc điểm a khoản 1 Điều này nhưng trong thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập, rèn luyện tốt.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.
3. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
Người sau cai nghiện được hoãn thi hành quyết định trong các trường hợp sau đây (khoản 1 Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP):
– Đang ốm nặng có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
– Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;
– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
Người sau cai nghiện được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây (khoản 2 Điều 23Nghị định 116/2021/NĐ-CP):
– Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
– Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối;
Lưu ý:
– Người sau cai nghiện thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều Nghị định 116/2021/NĐ-CPlàm đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện (khoản 3 Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP).
– Đối với người đã có quyết định nhưng chưa chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tiếp nhận đơn đề nghị hoãn, miễn; đối với người đang chấp hành quyết định tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện thì Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện tiếp nhận đơn đề nghị hoãn, miễn (khoản 3 Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP).
– Khi hết thời hạn hoãn thi hành quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì quyết định được tiếp tục thi hành. Trường hợp người sau cai nghiện không tự nguyện chấp hành thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP)..
4. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm
Người sau cai nghiện được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm khi chấp hành quy định sau (Điều 24 Nghị định 116/2021/NĐ-CP):
– Người sau cai nghiện đã chấp hành được hai phần ba thời hạn theo quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện, nếp lập công hoặc có tiến bộ rõ rệt thì Giám đốc Trung tâm xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
– Trường hợp người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm bị ốm nặng thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định, chuyển về gia đình điều trị; thời gian điều trị không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
– Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ ba mươi sáu tháng tuổi. Trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, rèn luyện, lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
Kết luận: Người sau cai nghiện được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại trung tâm theo quy định tại Nghị định 116/2021/NĐ-CP, Luật Phòng chống ma túy 2021.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại trung tâm quản lý sau cai nghiện
Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại trung tâm quản lý sau cai nghiện