39. Đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản

Posted on

Trong quá trình hoạt động các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

1. Khái niệm

 Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước. Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản. Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

2. Quy định chung về vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản.

Theo quy định tại Điều 52 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa vào Việt Nam, gửi ra nước ngoài mẫu bệnh phẩm phải đăng ký và gửi hồ sơ tới Cục Thú y để được phép vận chuyển.

– Mẫu bệnh phẩm gửi tới cơ sở xét nghiệm phải được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không làm phát tán mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.

– Mẫu bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam hoặc mẫu bệnh phẩm không được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, có nguy cơ phát tán và gây ô nhiễm môi trường phải được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.

3. Nội dung quy định đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản

Theo điều Điều 21 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, việc đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản được quy định như sau:

Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi về Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi 01 đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 06 TS ban hành kèm theo phụ lục V của Thông tư này đến Cục Thú y.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời chủ hàng không chấp thuận hoặc chấp thuận.

Lưu ý: Theo điều này, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:

– Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm;

– Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Kết luận: Khi thực hiện Đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản cần gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú y. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Đăng ký vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản