40. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu/nhập, xuất kho ngoại quan/mang theo người, gửi qua đường bưu điện
Trong quá trình hoạt động, các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu/nhập, xuất kho ngoại quan/mang theo người, gửi qua đường bưu điện. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm
Theo Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước. Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản. Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người đại diện cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý, áp tải, vận chuyển, chăm sóc động vật, sản phẩm động vật. Theo khoản 20 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
2. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
Theo Điều 53 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản cụ thể như sau:
– Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
– Động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch;
– Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
– Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định;
– Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp trên nhưng có yêu cầu của chủ hàng.
– Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
– Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch;
– Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
– Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
– Quy định, cụ thể về nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện
Theo Điều 20 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện được quy định như sau:
– Khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không vì Mục đích kinh doanh, chủ hàng phải nộp 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
– Không được mang theo người sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống.
Lưu ý: Theo điều này, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cần phải thực hiện kiểm dịch như sau:
– Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, đối chiếu với chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;
– Kiểm tra thực trạng lô hàng; Điều kiện nuôi nhốt động vật thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm động vật thủy sản;
– Trường hợp phát hiện loài thủy sản không có trong danh Mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, động vật thủy sản mắc bệnh, sản phẩm động vật thủy sản có biểu hiện biến chất thì xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;
– Sau khi kiểm tra, động vật thủy sản khỏe mạnh, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; được nhốt giữ, bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.
4. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan
Theo Điều 17 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan được quy định như sau:
– Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú y.
– Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch bằng thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
– Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
– Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đế cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tùy theo từng đối tượng cụ thể (sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài; động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước) mà có quy định về hồ sơ phù hợp.
Lưu ý: Theo điều này:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cần phải thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:
– Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;
– Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.
Đối với từng đối tượng cụ thể, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan thực hiện theo quy định. Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.
Kết luận: Khi thực hiện Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu/nhập, xuất kho ngoại quan/mang theo người, gửi qua đường bưu điện cần gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cơ quan Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu/nhập, xuất kho ngoại quan/mang theo người, gửi qua đường bưu điện