42. Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
Trong quá trình hoạt động, các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm
Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Luật Thú y 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y
Theo khoản 1 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY gồm:
– Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
– Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc trường hợp trên và phục vụ tiêu dùng trong nước.
3. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)
Theo Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ VSTY được quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
– Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
– Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.
Đối với cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:
– Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;
– Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
– Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
4. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở
Theo Điều 38 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT, nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở được quy định cụ thể như sau:
Nội dung kiểm tra:
– Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ;
– Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất;
– Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng;
– Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng;
– Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
– Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.
Tần suất kiểm tra: 01 lần/năm.
Kết luận: Khi thực hiện Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cần gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú y. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Luật Thú y 2015 , Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y