2. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Trong quá trình hoạt động các cá nhận, tổ chức có thể thực hiện thủ tục Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Thủy lợi 2017 (sửa đổi, bổ sung 2020), Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
1. Khái niệm
Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập. (Khoản 10 Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP)
2. Hồ sơ thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
– Tờ trình đề nghị phê duyệt;
– Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
– Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
– Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
– Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
3. Nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm:
– Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
– Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
– Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
4. Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc về:
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy lợi; Sở Công Thương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên trong một huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Kết luận: Khi thực hiện Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cần gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời lưu ý các yêu cầu quy định tại Luật Thủy lợi 2017 (sửa đổi, bổ sung 2020), Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp