7. Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
Trong quá trình hoạt động, cá nhân, tổ chức sẽ cần thiết đăng ký Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Thủy lợi 2017, Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP.
1. Khái quát chung
Theo Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
– Xây dựng công trình mới;
– Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
– Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
– Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
– Trồng cây lâu năm;
– Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
– Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
– Nuôi trồng thủy sản;
– Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
– Xây dựng công trình ngầm.
=> Nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Căn cứ cấp phép
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
– Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
– Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
– Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
Lưu ý:
– Trường hợp cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định ở trên còn phải căn cứ các quy định sau:
+ Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống công trình thủy lợi;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nguyên tắc cấp phép (Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
+ Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
+ Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
3. Gia hạn giấy phép
Theo Điều 18 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
– Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
– Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
Lưu ý:
Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày 01/07/2018 mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn. (Điều 60 Luật Thủy lợi 2017)
4. Điều chỉnh giấy phép (Điều 20 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm:
+ Phạm vi hoạt động;
+ Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
+ Vị trí, lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi.
– Thủ tục điều chỉnh: Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Lưu ý:
Theo Điều 19 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
– Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
– Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động; vị trí xả nước thải vào công trình thủy lợi;
– Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi;
– Thời hạn của giấy phép;
– Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
– Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
5. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép của UBND tỉnh (Điều 16 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý.
– Đối với công trình thủy lợi khác:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP.
Lưu ý:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (khoản 2 Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
6. Thời hạn cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
6.1. Thời hạn cấp giấy phép (Điều 21 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Thời hạn cấp giấy phép đối với các hoạt động: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm là: trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
6.2. Thời hạn cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (Điều 29 Nghị định 67/2018/NĐ-CP)
– Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung đối với hoạt động: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm là: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
7. Xử phạt vi phạm hành chính
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây (khoản 2 Điều 19 Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP):
+ Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
+ Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
+ Xây dựng công trình ngầm.
Kết luận: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo thủ tục này nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn điều chỉnh nội dung giấy phép đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời cần lưu ý các quy định tại Luật Thủy lợi 2017, Nghị định 67/2018/NĐ-CP, Nghị định 104/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh