17. Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

Posted on

Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 64/2014/NĐ-CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP.

1. Một số khái niệm cơ bản

Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. ( Khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017)

2. Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

2.1 Đối tượng hỗ trợ (Khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP)

– Chủ tàu đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên cụ thể: Tàu đóng mới thuộc số lượng tàu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các tỉnh;

– Tàu đóng mới thay thế các tàu làm nghề lưới kéo có công suất từ 90CV trở lên chuyển đổi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển như: Lưới vây, nghề lưới rê (trừ lưới rê khai thác cá ngừ), nghề câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần

2.2. Điều kiện được hỗ trợ (Khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP)

– Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

– Tàu cá đóng mới phải là tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ composite;

– Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;

– Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;

– Tàu khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản;

– Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

2.3 Mức hỗ trợ (Khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP)

– Đối với tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đóng mới vỏ thép (bao gồm cả các trang thiết bị mới), cụ thể:

+ Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu;

+ Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu.

– Đối với tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đóng mới vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên (bao gồm cả các trang thiết bị mới), chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu. (Điều 4 Nghị định 64/2014/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP)

Kết luận: Chủ tàu sẽ được hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 64/2014/NĐ-CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại:

Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá