18. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển
Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 16/2019/NĐ-CP.
1. Một số khái niệm cơ bản:
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. (Khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017)
2. Điều kiện được cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển: (Điều 63 Luật Thủy sản 2017)
– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu cá được đóng mới, cải hoán;
– Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
– Có nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
– Có hệ thống quản lý chất lượng, quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu.
3. Quản lí và cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: (Khoản 1 Điều 62 Luật Thủy sản 2017)
– Công khai hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, số lượng Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được cấp mới của địa phương;
– Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển căn cứ vào hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản;
– Xây dựng, công khai tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển;
– Quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên hoạt động trên biển phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. (Khoản 2 Điều 62 Luật Thủy sản 2017)
4. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá:
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có quyền sau đây: (khoản 1 Điều 65 Luật Thủy sản 2017)
– Đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định;
– Thu chi phí đóng mới, cải hoán tàu cá theo thỏa thuận;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có nghĩa vụ sau đây: (khoản 2 Điều 65 Luật Thủy sản 2017)
– Chỉ được đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện phải có Giấy phép khai thác thủy sản khi tổ chức, cá nhân đề nghị đóng mới, cải hoán tàu cá có văn bản chấp thuận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
– Chịu sự giám sát kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
– Đóng mới, cải hoán tàu cá theo đúng thiết kế được tổ chức đăng kiểm thẩm định, phê duyệt;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng tàu cá đóng mới, cải hoán;
– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Cấp, Cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá được cấp lại trong các trường hợp sau đây: (khoản 2 Điều 64 Luật Thủy sản 2017)
– Bị mất, hư hỏng;
– Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: (khoản 3 Điều 64 Luật Thủy sản 2017)
– Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
– Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
– Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá. (khoản 1 Điều 64 Luật Thủy sản 2017)
Kết luận: Chủ tàu sẽ được cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển theo quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 16/2019/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại đây
Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển