29. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)

Posted on

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn quy định, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế). Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật thủy sản 2017Nghị định số 26/2019/NĐ-CPNghị định 42/2019/NĐ-CPThông tư số 112/2021/TT-BTC.

1. Khái niệm

Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (khoản 7 Điều 3 Luật thủy sản 2017)

Loài thủy sản bản địa là loài thủy sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên ở khu vực địa lý xác định. (khoản 8 Điều 3 Luật thủy sản 2017)

Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. (theo khoản 3 Điều 27 Luật thủy sản 2017)

2. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản (Điều 69 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP)

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản gồm:

+ Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;

+ Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục Thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.

3. Xử phạt vi phạm hành chính (Điều 11 Nghị định 42/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm trên.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế), cá nhân, tổ chức cần lưu ý các quy định tại Luật thủy sản 2017Nghị định số 26/2019/NĐ-CPNghị định 42/2019/NĐ-CPThông tư số 112/2021/TT-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)