30. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Dựa trên những quy định tại Luật Trồng trọt 2018 và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật trồng trọt 2018 quy định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:
– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
– Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
– Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
– Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt 2018 và các quy định sau đây:
– Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
– Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
Lưu ý: Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định tại Điều này được thống kê là đất trồng lúa. (khoản 5 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP)
2. Thời hạn và thẩm quyền
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định:
– Thời hạn:
+ Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
+ Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
+ Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này
– Thẩm quyền: Cơ quan nhà nước
Kết luận: Khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật trồng trọt 2018 và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa