9. Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trước ngày Nghị định số 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực)
Muốn khai thác khoáng sản một cách hợp pháp thì trước hết cần phải được cấp quyền khai thác sau đó phải trả tiền cấp quyền. Như vậy tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một thủ tục thiết yếu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Khoáng sản 2010, Nghị định 67/2019/NĐ-CP, Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
1. Một số khái niệm cơ bản
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. (khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010)
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. (khoản 5 điều 2 Luật Khoáng sản 2010)
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. (khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010).
G – Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trị giá đơn vị khoáng sản nguyên khai, sau khai thác, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng. (Điều 5 Nghị định 67/2019/NĐ-CP)
2. Đối tượng
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 đó là:
– Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và tổ chức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh.
– Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
3. Tiền cấp quyền khoáng sản
Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 77 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
– Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
– Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
Lưu ý:
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định về giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (gọi tắc là G) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G) được tính theo công thức sau:
G = Gtn x Kqđ
Trong đó:
– G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng;
– Gtn là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành; đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên;
– Kqđ là hệ số quy đổi.
Hệ số quy đổi (Kqđ) được quy định như sau:
– Hệ số quy đổi khác 1 (Kqđ ≠ 1) khi giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành không quy định mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác) hoặc ban hành mức giá đối với khoáng sản nguyên khai nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng khoáng sản được cấp phép;
– Hệ số quy đổi bằng 1 (Kqđ = 1) khi giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai hoặc ban hành có mức giá theo quặng kim loại tương ứng với trữ lượng khoáng sản được cấp là quặng kim loại.
Phương pháp xác định hệ số quy đổi (Kqđ) đối với nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 67/2019/NĐ-CP.
4. Xử phạt vi phạm
Theo quy định tại khoản 7, khoản 8 điều 36 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hoạt động tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Sở Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đối với các khu vực đã cấp phép khai thác trước ngày Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ có hiệu lực.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mà không đúng quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ đa kim có từ 02 trong số các kim loại sau: sắt, đồng, chì – kẽm, thiếc, wonfram, bismut, antimon, niken, coban, vàng – bạc, bạch kim là 2% thuộc nhóm 7 – các loại khoáng sản kim loại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Số 67/2019/NĐ-CP .
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trước ngày Nghị định số 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực) (Cấp tỉnh) thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Khoáng sản 2010, Nghị định 67/2019/NĐ-CP, Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây