10. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản

Posted on

Trữ lượng tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng kinh tế của một đất nước. Một số công dụng của khoáng sản như làm vật liệu xây dựng, máy bay, xe máy (nhôm, sắt), làm dây điện và các thiết bị điện,.. Vì vậy, để sử dụng hợp lý nguồn khoáng sản thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Khoáng sản 2010Nghị định 36/2020/NĐ-CPThông tư 17/2020/TT-BTNMT.

1. Một số khái niệm cơ bản

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010).

Trữ lượng địa chất được phép khai thác là trữ lượng khoáng sản địa chất đã điều tra, đánh giá hoặc thăm dò được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc công nhận nằm trong khu vực được phép khai thác nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản (khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010).

Thống kê trữ lượng khoáng sản là việc xác định trữ lượng khoáng sản đã khai thác thực tế hàng năm và tổng trữ lượng khoáng sản đã khai thác từ khi được phép khai thác đến thời điểm thống kê (khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT).

Kiểm kê trữ lượng khoáng sản là việc xác định trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tại thời điểm kiểm kê (khoản 5 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT).

2. Xác định trữ lượng khoáng sản

Việc thống kê trữ lượng khoáng sản được xác định trên cơ sở các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT như sau:

– Tổng trữ lượng khoáng sản đã khai thác theo chỉ tiêu thông số tính trữ lượng của báo cáo kết quả thăm dò tính đến thời điểm thống kê. Đây là số liệu thống kê trữ lượng đã khai thác trong năm báo cáo;

– Tổng trữ lượng khoáng sản đã khai thác theo chỉ tiêu thông số tính trữ lượng được xây dựng theo kết quả thăm dò bổ sung và khai thác thực tế tính đến thời điểm thống kê. Đây là số liệu xác định từ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ trong năm; tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác thực tế (lũy kế) tính đến năm báo cáo.

Việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác xác định trên cơ sở các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT như sau:

– Trữ lượng khoáng sản được phép khai thác ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản;

– Trữ lượng khoáng sản tăng hoặc giảm so với kết quả thăm dò đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm kiểm kê;

– Trữ lượng khoáng sản khai thác thực tế (lũy kế) đến thời điểm kiểm kê được xác định trên cơ sở thông tin, số liệu, tài liệu thống kê quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền phê duyệt

Theo quy định tại Điều 49 Luật Khoáng sản 2010 về phê duyệt trữ lượng khoáng sản thì:

Thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định như sau:

+ Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình.

– Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Theo quy định pháp luật hiện hành thì thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định: Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý:

Đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Hết thời hạn ưu tiên quy định tại khoản này, tổ chức, cá nhân đã thăm dò không đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

4. Xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt khi vi phạm các quy định như sau:

–  Xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực là phạt tiền đối với hành vi đã quá 30 ngày trở lên kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thăm dò quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

–  Xử phạt đối với hành vi đã quá 90 ngày trở lên kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản nhưng không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất mà không có lý do chính đáng là từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản (cấp Trung ương) thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Khoáng sản 2010Nghị định 36/2020/NĐ-CPThông tư 17/2020/TT-BTNMT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Phê duyệt trữ lượng khoáng sản (cấp Trung ương)