14. Cấp/cấp lại/gia hạn, sửa đổi bổ sung giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng

Posted on

Để có thể được Cấp/cấp lại/gia hạn, sửa đổi bổ sung giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng, doanh nghiệp phải thực hiện gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP Nghị định 27/2018/NĐ-CP, Nghị định 150/2018/NĐ-CPThông tư 09/2014/TT-BTTTT.

1.Khái niệm

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. (khoản 22 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng. (khoản 4 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

2.Cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng

Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các Điều kiện sau đây:

2.1 tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp (điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

2.2 Điều kiện về nhân sự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (hướng dẫn bởi khoản 2,3 Điều 3 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT)
2.1.1. Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.
– Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý nội dung cung cấp trên mạng xã hội;
– Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung phải tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên, có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nước ngoài, có địa chỉ tạm trú ít nhất 6 tháng tại Việt Nam.
– Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có trách nhiệm cung cấp số điện thoại liên lạc thường xuyên, địa chỉ email cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để phối hợp xử lý ngay khi cần thiết.
– Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ cho cấp phó chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin;
– Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải thành lập bộ phận quản lý nội dung thông tin.
2.2.2. Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật.
Bộ phận quản lý kỹ thuật tối thiểu có 01 người đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

2.3 Điều kiện về tên miền:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.

ạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
Tên miền phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 (sáu) tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

2.4 Điều kiện về tài chính, kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT)
2.4.1. Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép mạng xã hội phải có phương án tài chính bảo đảm thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật để duy trì hoạt động trong thời gian giấy phép có hiệu lực.

2.4.2. Điều kiện về kỹ thuật
Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đối với mạng xã hội: Lưu trữ tối thiểu 02 (hai) năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
– Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
– Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
– Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo phải có ít nhất 01 (một) hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin tiện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này.
2.4.3. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư này.
– Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân.
– Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc);
– Sẵn sàng kết nối, xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2.5 Điều kiện về quản lý thông tin và tên miền quy định tại điểm c, đ khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP
 Điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội:
– Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
– Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
– Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 03 (ba) giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bằng văn bản, điện thoại, email);
– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
– Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.

Thẩm quyền cấp giấy phép: (khoản 8,9 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT)

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp giấy phép thiết lập cho các đối tượng sau:
– Cơ quan báo chí;
– Cơ quan ngoại giao và lãnh sự; tổ chức trực thuộc ở Trung ương (trừ các trường hợp do Sở Thông tin và Truyền thông cấp);
– Tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thiết lập cho các đối tượng sau:
– Tổ chức, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp quyết định thành lập, cấp phép hoạt động hoặc cấp đăng ký hoạt động;
– Hệ thống tổ chức (theo ngành dọc) của các tổ chức trực thuộc ở Trung ương tại địa phương (bao gồm các tổ chức trong hệ thống nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước);
– Các đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trụ sở chính tại địa phương;
– Các doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cấp phép hoạt động có trụ sở chính tại địa phương;
– Đơn vị trực thuộc các tập đoàn có trụ sở chính tại địa phương.

Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm. (theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

Lưu ý:

Gia hạn giấy phép (theo khoản 3 Điều 23h Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP)
– 30 (ba mươi) ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao giấy phép đã cấp đến cơ quan cấp giấy phép.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
– Giấy phép được gia hạn không quá 02 (hai) lần; mỗi lần không quá 02 (hai) năm.

Các mạng xã hội đã được cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2010, nếu tiếp tục hoạt động phải tiến hành thủ tục cấp phép (cấp mới) theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. (khoản  Điều 11 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT)

3 Cấp lại giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định trên có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép.(khoản 1 Điều 23h Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP)

Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng; (điểm a khoản 4 Điều 23h Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP)

4 Sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng (khoản 2 Điều 23h Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP)

Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép thiết lập mạng xã hội phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép trong những trường hợp sau:

– Thay đổi tên của tổ chức, doanh nghiệp;

– Thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam; thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm;

– Thay đổi loại hình dịch vụ, phạm vi cung cấp dịch vụ (tên miền khi cung cấp trên trang thông tin điện tử, hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động) đối với mạng xã hội;

5 Phạt vi phạm hành chính (Điều 63 Nghị định 174/2013/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp lại khi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã bị mất hoặc bị hư hỏng.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Kết luận: Người thực hiện đề nghị Cấp/cấp lại/Sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng cần tuân thủ quy định của Nghị định 72/2013/NĐ-CP Nghị định 27/2018/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng

Cấp lại giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng

Sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng