20. Thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình
Khi thay đổi bất kì nội dung, hình thức nào trong giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình thì cần phải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đương nhiên, hành động thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình cũng vậy. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Báo chí 2016, Nghị định 119/2020/NĐ-CP, Thông tư 36/2016/TT-BTTTT.
1. Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Báo chí 2016 thì kênh phát thanh, kênh truyền hình là sản phẩm báo chí, gồm các chương trình phát thanh, truyền hình được sắp xếp ổn định, liên tục, được phát sóng trong khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết.
Giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT được định nghĩa như sau:
Giấy phép hoạt động phát thanh là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói. Giấy phép này quy định kênh phát thanh đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
Giấy phép hoạt động truyền hình là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo hình. Giấy phép này quy định kênh truyền hình đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
2. Thay đổi nội dung trong Giấy phép
– Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký.
Phải có văn bản, giấy tờ hợp pháp có liên quan đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản, tên gọi cơ quan báo chí; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng.
– Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
– Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung theo quy định, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
Lưu ý: Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép(Khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí 2016)
3. Mức phạt vi phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP thì
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Thay đổi biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình được quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình, giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh trong nước, giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình trong nước;
3. Thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nhưng không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Báo chí 2016, Nghị định 119/2020/NĐ-CP, Thông tư 36/2016/TT-BTTTT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: